Huyện nam trà my

  • Canh giữ, bảo tồn, nhân giống cây sâm quý, có những người quanh năm bám ở Trạm dược liệu Trà Linh - thuộc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam - ăn ngủ cùng rừng và trải qua những cơn lạnh thấu xương ở đỉnh Ngọc Linh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
  • Giữa núi rừng Ngọc Linh hùng vĩ, nhiều lúc cái lạnh giá như thấu buốt vào tim can, những chàng trai Xê Đăng vẫn miệt mài bám núi, bám rừng vun trồng, chăm sóc, tuần tra, bảo vệ. Họ ăn, ngủ cùng rừng để bảo tồn giống sâm "quốc bảo" của Việt Nam.
  • Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Mùa sâm ra hoa thường từ tháng Tư đến tháng Bảy và mùa kết trái vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười. Sau hai tháng quả bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Quả sâm chín nhìn tựa viên ngọc lấp lánh sắc màu. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.
  • Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý, được xem như “Quốc bảo” của Việt Nam. Là một trong hai địa phương sở hữu loại sâm quý hiếm này, tỉnh Quảng Nam đang đầu tư để mở rộng diện tích trồng sâm gắn với chế biến và phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị của cây sâm Ngọc Linh.
  • Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2 Nguyễn Văn Lượng đã mạnh dạn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Cũng nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà gia đình anh Lượng từng bước thoát nghèo và vươn lên trở thành một trong những nông dân tỷ phú của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Hiện anh Lượng có 10ha sâm Ngọc Linh trồng trong rừng sâu.
  • Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết: Qua hình ảnh thì thấy đây là giống sâm Ngọc Linh quý hiếm, nhưng để chắc chắn hơn thì phải tới phiên chợ, tổ kiểm định phiên chợ sâm sẽ làm rõ.
  • Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) giải thích rằng, các phiên chợ sâm là người dân bán những cây sâm không cho năng suất hạt cao, những cây yếu. Nếu không có phiên chợ sâm thì những cây sâm đó cũng bỏ đi.
  • Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, mỗi kg sâm củ có giá thành từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Ở phiên chợ mới đây, nông dân xứ Quảng đã bán 60kg sâm nhẹ nhàng thu về 4 tỷ đồng.
  • Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Hồ Văn Bộ vào rừng làm thuê cho các chủ trại sâm. Và từ cây sâm Ngọc Linh, bây giờ anh trở thành tỷ phú trẻ trên đỉnh Ngọc Linh, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
  • Nơi núi rừng Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), cây sâm Ngọc Linh đã giúp một số người trở thành tỷ phú và cũng là sinh kế để nhiều người dân thoát nghèo bền vững...