Huyện Phú Tân
-
Trong khi đàn cá tự nhiên không còn thì việc bảo tồn loài thủy sản quý hiếm trong sách Đỏ được nhiều nông dân ở tỉnh An Giang ứng dụng thành công vừa tạo ra nguồn thu nhập cao. Ông Mai Văn Bên, nông dân nuôi cá hô 2 năm qua ở xã Bình Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cũng thế. Qua 2 mùa thả nuôi ông Bên thu hàng trăm triệu từ loại “thủy quái” này nhờ xử lý môi trường ao nuôi tốt. Cứ bán 1 con cá hô bự là ông Bên lời 1 triệu đồng.
-
Được mệnh danh là xứ trồng trầu của huyện Phú Tân (An Giang), “làng trầu” ở xã Long Hòa còn tự hào là nghề sống bền của người dân nơi đây. Cũng như nhiều ngành, nghề khác, trầu được tiêu thụ khá mạnh vào dịp cuối năm, kéo dài đến sau Tết. Năm nay, người dân xã Long Hòa đón vụ trầu Tết với tinh thần phấn khởi bởi giá bán cho thương lái cao hơn nhiều so năm trước.
-
Hơn chục năm nay, từ cánh rừng giao khoán chăm sóc và bảo vệ, người dân nghèo biết tận dụng để nuôi ốc len. Từ những khó khăn ban đầu, nuôi ốc len đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Để một lần tận mắt nhìn thấy những con ốc len được nuôi như thế nào, chúng tôi quyết định vào rừng tại ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau), nơi có tổ hợp tác nuôi ốc len từ rất lâu.
-
Anh Lâm Minh Đức (42 tuổi), xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) đã thôi không bôn ba mưu sinh bên Campuchia mà về quê khởi nghiệp làm giàu với mô hình trang trại chăn nuôi bò thịt, nuôi cá bống tượng...
-
Mỗi năm, người dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) trồng từ 1-2 vụ hoa dừa cạn, để chế biến dược liệu trị bệnh. Không biết từ bao giờ, những vườn hoa màu tim tím làm ngẩn ngơ người đi đường…
-
Sau nhiều năm kiên trì cải tạo vườn tạp trở nên tươi tốt và lần lượt trồng xen canh các loại cây từ ngắn hạn đến lâu năm, hiện nay là trồng tre Điền Trúc xen chuối cấy mô, ông Vương Vĩnh Chót, ngụ ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) đã thành công khi "bắt" đất tạp “nở” ra tiền quanh năm.
-
Mùa nước nổi ở An Giang đi tắm đồng, bẻ trái cà na...là khoảnh khắc được hòa mình với những trải nghiệm độc đáo. Tạm quên những bộn bề của cuộc sống, cảnh thanh bình của vùng quê chào đón khách thập phương. Không cần đến những dịch vụ cầu kỳ, chỉ nhờ “thổ địa” làm “hướng dẫn viên”, ai cũng có thể về lại với tuổi thơ, du lịch thỏa thích cùng mùa nước nổi.
-
Ông Võ Văn Tập, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ huyện Phú Tân (Cà Mau) đã "dẹp" mô hình nuôi ếch ộp, đầu tư xây bể xi măng nuôi lươn không bùn. Ông Tập thả 3 tạ lươn giống, sau 9 tháng nuôi thu hoạch được 8 tạ lươn thịt, bán lời hơn 50 triệu đồng.
-
Lũ về, ông Nguyễn Văn The, người dân ấp Phú Thu, xã Phú Xuân, huyện đầu nguồn Phú Tân (An Giang) đi đổ dớn không ngờ có con cá huyết rồng "khủng" nặng tới 31kg chui vô dớn và ông đã bắt được. Con cá huyết rồng này dài tới 1,6 m.
-
Xuôi dòng sông Bảy Háp ra bãi bồi là đến cửa biển ấp Gò Công, thuộc xã bãi ngang Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (Cà Mau). Khi nước ròng, người dân nơi đây lại ra bãi biển săn bắt với la liệt các đặc sản như mò ốc, sò huyết, bắt cá, mực tua, lưới ghẹ, ốc móng tay, con bắp chuối; lên rừng bắt ốc len, ba khía...