Huyện trà ôn

  • Chuyện lạ có thật ở Vĩnh Long. Không như các loại cá đồng, cá sông tự nhiên, không hề thả nuôi nhưng với hình thức “cá tự động vô ao nuôi sinh sống”. Những loại cá này tuy không lớn, nhưng khi mang ra chợ Trà Côn, huyện Trà Ôn khiến hàng chục người xúm lại, chen chân nhau mua.
  • Tốt nghiệp cao học ngành công nghệ sinh học (Trường ĐH Nông lâm- TP Hồ Chí Minh) anh Nguyễn Văn Thảo (sinh năm 1990) về quê khởi nghiệp và tham gia thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Thới (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) chuyên nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế. Tại đây, anh Thảo làm phó giám đốc, phụ trách kinh doanh và kỹ thuật.
  • Người nuôi cá lóc ở cù lao Mây (xã Phú Thành và xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) không chỉ lao đao vì giá cá lóc đang rớt mà gần đây xuất hiện thêm hiện tượng đầu cá nổi vảy sần hình bông hồng mà người nuôi cá gọi là “cá đầu bông”, có nhiều con bị gù lưng. Tuy đầu "mọc bông hồng", gù lưng cá lóc vẫn lớn, thương lái ép giá, nhưng bán ngoài chợ vẫn có người mua....
  • Hơn chục năm về trước, ông Phan Văn Sành, 50 tuổi chính là người đầu tiên đưa cây rau nhút về ruộng trồng ở ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cây rau nhút không chỉ giúp ông Sành trở thành nông dân tỷ phú mà còn giúp cho nhiều hộ nông dân địa phương đổi đời nhờ có thu nhập ở mức khá cao, quanh năm bán rau có tiền.
  • Cờ bạc ngày càng biến tướng và tồn tại dưới muôn hình vạn trạng. Đáng báo động, "bác thằng bần" đã len lỏi về các vùng nông thôn, tràn vào mỗi gia đình. Già trẻ, gái trai, thậm chí cả học sinh cũng mê mệt với trò chơi "tán gia bại sản" này.
  • Vườn trồng nhãn, trồng măng cụt chết khô thiệt hại mỗi năm hàng trăm triệu đồng bởi hàng ngàn con vạc-loài chim hay đi ăn đêm đến làm tổ, nhưng Lê Văn Chìa, 72 tuổi, ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) vẫn vui vẻ chấp nhận. Hơn 11 năm qua, gia đình ông không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế mà còn cố hết sức bảo vệ đàn vạc khỏi những kẻ săn bắt trộm đã trở thành câu chuyện kỳ lạ khiến nhiều người cảm phục.
  • Ông Lê Văn Hùng, 51 tuổi, quê ở Cù Lao Mây, nay thuộc ấp An Thạnh, xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long là một công nhân nhưng có máu đam mê trồng trọt. Sau một thời gian mưu sinh ở TP.HCM, ông đã về quê gắn bó với cây trái miệt vườn.
  • Như một điệp khúc, những ngày qua, hàng loạt các mặt hàng nông sản, nhất là với cây mía ở ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh “được mùa mất giá”, khiến hàng nghìn nông hộ lao đao…
  • “ Nói thì sợ người ta cho mình nói dóc, chớ 4 năm nay, gia đình tôi đã đã có dư trên 1 tỷ đồng để mua thêm 3.000m2 cũng nhờ ổi "Nữ hoàng". Đất mua thêm tôi cũng trồng giống ổi này. Số tiền còn lại tôi cất mới căn nhà gần 500 triệu đồng. Trước tôi tính trồng chơi giống ổi "Nữ hoàng" coi sao ai ngờ trúng lớn”, ông Lê Văn Nẫm, 50 tuổi, ngụ ấp Cây Gòn, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) sảng khoái trò chuyện.
  • Ông Phạm Văn Điền, 54 tuổi ngụ ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long làm chuồng 2 tầng nuôi gà thịt. Gà trống ông Điền nuôi riêng 1 tầng, gà mái nuôi riêng 1 tầng. Với cách làm chuồng nuôi gà thịt kiểu 2 tầng này, mỗi năm ông Điền lãi 400 triệu đồng.