Huyện U Minh
-
Với quyết tâm chinh phục vùng đất khó, ông Quách Thanh Sử (SN 1951), ngụ ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã bỏ ra nhiều công sức đào mương giữ ngọt, trở thành một trong những người đầu tiên đưa cây ăn trái về vùng đất nhiễm phèn mặn.
-
Men theo con lộ rộng chừng 2,5 m dẫn lối theo bìa rừng tràm, ông Sáu (Lê Công Sáu, 61 tuổi, ngụ Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) chỉ tay nói: “Ngoài kia tôi trồng tràm thâm canh, dưới ao nuôi cá đồng. Trước cá nhiều không phải lo canh giữ, chứ bây giờ mà bỏ liều coi như mất sạch. Xứ rừng mà, cây tràm và con cá đồng là sinh mệnh của chúng tôi”.
-
Gác kèo ong (ăn ong) là nghề đặc trưng của người dân vùng rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và giúp cư dân nơi đây sống được với rừng. Khi giá trị cây keo lai tăng mạnh, nhiều hộ dân đổ xô trồng nên không gian hành nghề gác kèo ong có phần bị hạn chế. Nhưng vẫn còn đó những người quyết tâm giữ cây tràm, giữ lại “vị ngọt” chính gốc của đất rừng U Minh Hạ thông qua nghề “ăn ong” độc đáo.
-
8 năm trước, với 20 gốc sầu riêng được mua từ ghe bán cây giống chở về Cà Mau, vợ chồng chị Phan Thị Lụa, Ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) đã “âm thầm” thử nghiệm trồng trong vườn nhà mình. Đánh liều trồng sầu riêng trên đất tràm nhiễm phèn mặn thế mà lại hay khi giờ đây chị Lụa thu bộn tiền bởi sầu riêng ra trái sai, quả to, bán đắt hàng...
-
Mùa mưa ở Cà Mau chính là thời điểm sinh sản của các loài thủy sản, trong đó, đặc biệt là nguồn lợi cá đồng. Đáng ngại, dù ngành chức năng khuyến cáo, hướng dẫn, thậm chí có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, nhưng hễ bước vào mùa mưa, tình trạng người dân lại đổ xô giăng bắt, mua bán các loại cá non đã trở thành điệp khúc chưa có hồi kết...
-
Nằm trong vùng chuyển dịch nuôi tôm nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết tâm giữ ngọt để trồng cây ăn trái. Vượt qua những khó khăn ban đầu, giờ đây ngoài thu nhập từ con tôm, họ còn có thêm thu nhập từ vườn cây ăn trái.
-
Rau trồng thuỷ canh có ưu điểm vượt trội, cho ra sản phẩm sạch, chất lượng, không dính bùn đất nên giảm lượng nước rửa lại rau, ít tốn thời gian và công chăm sóc hơn. Đặt biệt, rau được trồng bằng hệ thống thuỷ canh không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên rất an toàn cho người tiêu dùng.