Huyện U Minh
-
Từng được xem là loài cỏ dại phá đi không hết, không có giá trị kinh tế, nhưng giờ đây cây bồn bồn đã trở thành một đặc sản trứ danh của tỉnh Cà Mau. Nhờ trồng loài cây một thời là cỏ dại này mà dân Cà Mau hốt bạc mỗi dịp Tết đến xuân về.
-
Từ mô hình nuôi chim cút, trong năm 2019, gia đình anh Lê Tính Thành, khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có thu nhập gần 250 triệu đồng từ việc bán trứng cút, cút thịt, cút giống. Cút mái nuôi từ 45-50 ngày sẽ đẻ trứng.
-
Từ ý tưởng tạo ra sự khác biệt để đi lên trong làm kinh tế, anh Nguyễn Thiện Hậu (ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã mạnh dạn đầu tư trồng loại cây ở địa phương chưa ai dám trồng để làm “cây kinh tế”. Qua vài năm phát triển, loại cây trồng này giúp gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. “Cây kinh tế” anh Hậu lựa chọn là cây riềng.
-
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bồn bồn. Mô hình đã phát huy được hiệu quả, không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả. Mô hình đang được nhân rộng để tiếp tục giúp nhiều người dân vùng đệm đất rừng U Minh hạ vươn lên.
-
Chôm chôm vốn là loại cây ăn trái chỉ thích hợp với vùng đất ngọt phù sa, đất thịt pha cát hoặc đất đỏ bazan, có khả năng thoát nước tốt. Vậy mà ở xứ U Minh Hạ, lão nông Trần Thanh Sử (Ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã đem loại cây này về trồng hơn 15 năm qua. Mặc dù được trồng trên vùng đất phèn, cây chôm chôm vẫn bén rễ, đơm hoa, kết trái mỗi khi đến vụ mùa.
-
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa ban huyện U Minh, tỉnh Cà Mau mạnh dạn đầu tư vốn để cải tạo vườn tạp, đất bờ bao, bờ vuông để thực hiện mô hình trồng dừa xiêm lùn nhằm tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Nhờ mô hình này mà những năm qua, hộ anh Huỳnh Tuấn Anh, ở ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh không chỉ thoát nghèo mà còn từng bước vươn lên khá giàu.
-
Từ nhiều năm qua, nhờ thực hiện mô hình sản xuất đa canh kết hợp mà kinh tế gia đình anh Trịnh Hoàng Lâm, ở khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) từng bước vươn lên thoát nghèo. Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liền, anh Lâm được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng Bằng khen nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và nhiều giấy khen khác của địa phương.
-
Anh Tạ Văn Tìm, ở ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hơn 10 năm qua vẫn còn duy trì nghề truyền thống đặt trúm bắt lươn đồng. Nhờ đó, thu nhập kinh tế gia đình anh đã được cải thiện và từng bước vươn lên thoát nghèo.
-
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khó nhưng nhờ cần cù, chí thú làm ăn, nhất là nuôi cua to bự trong ao mà sau 5 năm anh Lê Văn Đệ, 33 tuổi, ở ấp 13, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) đã từng bước vươn lên làm giàu.
-
Với bản chất cần cù, chịu khó, siêng năng, dám nghĩ, dám làm và nhất là chưa bằng lòng với cuộc sống hiện tại, năm 2016, ông Nguyễn Quốc Nam, thương binh hạng 4/4, ở ấp 6, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng chuồng trại để nuôi cá sấu. Qua mỗi vụ nuôi, kinh nghiệm, tay nghề và kỹ thuật nuôi cá sấu của ông cũng được nâng lên.