Huyện Xuyên Mộc

  • Lãnh đạo huyện Xuyên Mộc đã đề nghị huyện uỷ miễn nhiễm chức danh Chủ tịch UBND xã Bình Châu đối với ông Nguyễn Văn Triệu, do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến việc hàng trăm ha đất công tại địa phương bị lấn chiếm vô tội vạ.
  • Đó là gợi ý của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định và đoàn công tác trong chuyến thăm, làm việc với Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc, Hội Nông dân xã Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng ngày 28/10.
  • Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.
  • Chúng tôi đến tham quan vườn tiêu 10 ha trồng xen với cây hoài sơn (củ mài) đang thời kỳ thu hoạch ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ấn tượng với chúng tôi không chỉ là những trụ tiêu nặng trĩu quả đang độ chín trên cao, mà ở dưới lòng đất cũng đang lộ ra những củ hoài sơn to dài (củ mài) đang chờ thu hoạch.
  • Thời điểm này, nhiều vườn thanh long trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang vào vụ thu hoạch rộ. Tuy nhiên, giá thanh long đột ngột giảm mạnh, hiện chỉ còn vài ngàn đồng/kg. Mặc dù giá thanh long giảm sâu nhưng việc tiêu thụ loại nông sản này vẫn đang rất khó khăn.
  • Anh Vòng Thín Phốc (SN 1968, trú ấp Phú Lộc, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) được người dân trong vùng quý mến bởi không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn tích cực tham gia công tác từ thiện.
  • Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra nhiều vụ trộm, phá hoại nông sản của nông dân. Nạn trộm cắp nông sản, vật nuôi hoành hành không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn khiến người dân hoang mang, mất ăn mất ngủ, làm mất an ninh trật tự tại các vùng quê. Bọn trộm lộng hành từ trộm bò cho tới trộm bưởi da xanh...
  • “Trước đây, mùa dưỡng ong tôi thường cho “ăn” đường trắng để nuôi ong chờ đến mùa lấy mật. Bây giờ thì không thể, do giá đường trắng lên đến 20 - 22.000 đồng/kg trong khi mật chỉ khoảng 18 ngàn/kg. Tôi gần như “thả nổi” để đàn ong tự kiếm thức ăn hoặc sử dụng mật ong tồn đọng mà công ty không thu mua để cho ong “ăn” lại. Như vậy chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng gần như không thu hồi lại được khiến chỉ mới gần 1 năm, tôi thua lỗ cả trăm triệu đồng”, anh Thành-1 người nuôi ong ở xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu than thở.
  • Vài năm trở lại đây, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) xuất hiện mô hình trồng đinh lăng thương phẩm xen với một số loại cây ăn quả khác. Cây đinh lăng sinh trưởng tốt, thị trường và giá bán ổn định, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu nhờ loại cây dược liệu này.
  • Dắt chúng tôi đi giữa bát ngát vườn tiêu, nông dân Trần Lộc kể lại quãng đời lập nghiệp đầy gian truân để thành “nông dân triệu đô” hôm nay. Ông bảo: “Dù giàu bao nhiêu, tài sản nhiều bao nhiêu tôi cũng không bao giờ quên những ngày lấy nghề phu trầm làm kế sinh nhai. Đó là dấu ấn theo suốt cuộc đời tôi”.