Dừng tuyển sinh nhiều ngành đại học, thạc sĩ
Ngày 11/01/2022, Đoàn Thanh tra Bộ GD-ĐT đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với Học viện Quản lý Giáo dục về các hành vi vi phạm, cụ thể:
Tự chủ mở ngành Luật trình độ đại học theo Quyết định số 270/QĐ-HVQLGD ngày 20/4/2021 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục không đủ điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT.
Tự chủ mở ngành Quản trị văn phòng trình độ đại học theo Quyết định số 206/QĐ-HVQLGD ngày 12/5/2020 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục không đủ điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT.
Hành vi này đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 về việc tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ một trong các điều kiện theo quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP.
Ngành Công nghệ thông tin trình độ đại học không đảm bảo đáp ứng các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT.
Ngành Công nghệ thông tin trình độ thạc sĩ không bảo đảm đáp ứng các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT.
Ngành Tâm lý học lâm sàng trình độ thạc sĩ không đảm bảo đáp ứng các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT.
Các hành vi này đã vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 về việc không đảm bảo duy trì một trong các điều kiện đã được mở ngành đào tạo của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP.
Căn cứ vào Biên bản nêu trên, Bộ GDĐT đã có Văn bản số 203/BGDĐT-GDĐH ngày 19/01/2022
Ngày 26/01/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kết luận thanh tra số 88/KL-BGDĐT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục.
Nội dung thanh tra gồm: về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự; quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản; công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học; triển khai các quy định về công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
về việc dừng tuyển sinh một số ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ không đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng đối với Học viện Quản lý Giáo dục.
Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT đã ký Quyết định số 09/QĐ-XPHC ngày 24/01/2022 về việc phạt tiền 110 triệu đồng về việc mở ngành không đủ điều kiện.
Đề nghị chấn chỉnh
Để chấn chỉnh công tác quản lý và khắc phục hậu quả những sai phạm về đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Quản lý Giáo dục, Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị, Học viện khẩn trương cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định về quản lý tuyển sinh, đào tạo, văn bằng chứng chỉ và thanh tra, kiểm tra theo quy định hiện hành.
Nghiêm túc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2021 theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Bộ GDĐT đối với hành vi tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2020 vượt chỉ tiêu.
Căn cứ vào số lượng sinh viên, học viên đã tuyển vượt, Học viện xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong các năm tiếp theo bảo đảm chất lượng và năng lực đào tạo; Thực hiện thông báo tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo các trình độ theo đúng quy định.
Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật, đánh giá chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT; tổ chức biên soạn, lựa chọn và duyệt giáo trình, tài liệu bồi dưỡng theo đúng quy định bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy trình độ đại học, thạc sĩ. Đôn đốc, nhắc nhở đối với các đầu mối chịu trách nhiệm về việc biên soạn giáo trình đã quá thời hạn nghiệm thu.
Rút kinh nghiệm về việc không báo cáo việc phối hợp đặt lớp đào tạo trình độ đại học đối với các đơn vị: Trường ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên.
Chấm dứt việc thành lập hội đồng đánh giá luận văn chưa bảo đảm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT.
Yêu cầu giảng viên của Học viện có văn bằng do CSGD nước ngoài cấp thực hiện công nhận văn bằng trước khi sử dụng để bảo đảm quyền lợi và giá trị văn bằng trước khi sử dụng theo quy định.
Khẩn trương thực hiện tuyển dụng, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu bảo đảm điều kiện duy trì ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT và điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT đủ về số lượng, chất lượng.
Rà soát lại số lượng phôi văn bằng, chứng chỉ tồn hoặc hỏng; thực hiện việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT; chấm dứt việc để xảy ra các hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ như đã nêu tại Kết luận thanh tra.
Chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện bồi dưỡng, công tác tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng; rà soát lại 27 chương trình Bồi dưỡng để bảo đảm đúng theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ về công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý văn bằng chứng chỉ và bồi dưỡng theo quy định.
Thực hiện bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với CSGD và các chương trình đào tạo theo quy định hiện hành.
Thường xuyên thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ, chú trọng đến công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, quản lý văn bằng, chứng chỉ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót, sai phạm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.