Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cuộc gặp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vì ông Biden từ khi lên cầm quyền ở Mỹ chưa tới thăm Trung Quốc và cũng chưa đón tiếp ông Tập Cận Bình ở Mỹ. Hai người mới chỉ gặp nhau có một lần dịp hội nghị cấp cao thường niên hồi năm ngoái của nhóm G20 ở Bali (Indonesia).
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện tại bị nhìn nhận là tồi tệ nhất kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Thời gian qua, Mỹ và Trung Quốc gần như không hề nhượng bộ lẫn nhau mà luôn ăn miếng trả miếng cả trong khẩu chiến trên dư luận lẫn trong thực tiễn diễn biến của mối quan hệ hợp tác song phương.
Vì thế, chỉ riêng việc ông Biden và ông Tập Cận Bình gặp nhau trong bối cảnh tình hình như vậy đã có ý nghĩa rất tích cực và tác động rất quan trọng đối với triển vọng tới đây của cặp quan hệ song phương này.
Trong suốt thời gian khá dài, cả hai bên đều chần chừ với việc thu xếp và chấp nhận cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình ở đâu đó bên ngoài lãnh thổ Mỹ và Trung Quốc. Cả hai phía đều nhận thức được rất rõ rằng chuyến thăm chính thức của ông Biden ở Trung Quốc hay của ông Tập Cận Bình ở Mỹ đều khó có thể thành công vì đều chưa thể đạt được thoả thuận giúp hai bên khắc phục mọi bất đồng và xung khắc lợi ích dai dẳng lâu nay.
Vì thế, một cuộc gặp nhau của hai người này ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ nước Mỹ và Trung Quốc là thích hợp hơn cả, giúp cả hai dễ thoả thuận mà không ngại bị mất thể diện và bị coi là yếu thế, lại còn có thể dễ bề tiến thoái trong biện luận cho thành công hay không thành công của cuộc gặp.
Cuộc gặp cấp cao của APEC là dịp như thế nhưng rất khác so với cuộc gặp cấp cao năm ngoái của APEC ở Thái Lan hay cuộc gặp cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 ở Ấn Độ.
Ông Tập Cận Bình đứng trước sự lựa chọn nếu sang Mỹ tham dự cuộc gặp cấp cao APEC thì không thể không gặp ông Biden. Đối với Trung Quốc, APEC giờ trở nên còn quan trọng hơn cả G20.
Ông Biden đứng trước sự lựa chọn phải tìm cách vận động ông Tập Cận Bình tham dự cuộc gặp cấp cao của APEC năm nay ở Mỹ để sự kiện này thành công và để Trung Quốc không dùng việc ông Tập Cận Bình sang Mỹ tham dự sự kiện lớn của APEC để thể hiện thái độ không coi trọng Mỹ và cá nhân ông Biden.
Vì thế, phía Mỹ phải nhượng bộ đáng kể để ông Tập Cận Bình sang Mỹ lần này. Có thể thấy tình trạng lý trí chế ngự tình cảm ở cả hai phía. Bằng hàng loạt hoạt động ngoại giao của bên này ở bên kia và bằng những phát ngôn không còn gay gắt và đầy phê trách về nhau mà toàn thấy về đề cao mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đối với cả hai bên lẫn đối với thế giới, hai bên thể hiện nhận thức chung về sự cần thiết phải giảm căng thẳng và tìm cách thúc đẩy hợp tác cả khi chưa khắc phục được bất hoà.
Hai bên cũng còn phát đi thông điệp về nhau là giờ đã đến lúc hai bên phải đi vào hoà dịu với nhau nếu không thì sẽ quá muộn, sẽ rất khó hoà giải và sẽ còn lợi bất cập hại đối với cả hai bên. Nhìn vào diễn biến tình hình đối nội và hoạt động đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc trong thời gian vừa qua thì có thể thấy hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp và hai bên chưa có được đủ tiền đề thuận lợi cần thiết để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương mà chỉ có thể từng bước giảm mức độ căng thẳng và xung khắc.
Nhưng chỉ như vậy không thôi cũng đã rất tốt đẹp và tích cực cho mối quan hệ song phương này. Cũng vì thế mà cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình tới đây ở San Francisco chủ yếu đáng giá về ý nghĩa và tác động chính trị.
Nó chưa thể tạo ra được bước chuyển cơ bản và quyết định cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng có thể chặn được đà diễn biến xấu đi của mối quan hệ này. Giữa Mỹ và Trung Quốc, lý trí còn phải tiếp tục chế ngự tình cảm thêm thời gian nữa thì mối quan hệ song phương này mới tương đối yên bình được.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.