Mục tiêu của Hyundai và Uber là tạo ra một phương tiện vận chuyển hành khách thuận tiện và nhanh chóng, ít gây ô nhiễm tiếng ồn trong giờ cao điểm tại các thành phố. Thỏa thuận hợp tác được công bố tại Hội chợ điện tử tiêu dùng (CES) 2020 đang diễn ra ở Las Vegas (Mỹ).
Máy bay cá nhân (PAV) mỗi chuyến bay có thể vận chuyển 5 hành khách, được thiết kế để cất cánh thẳng đứng cũng như trong lúc hạ cánh, sau đó sẽ chuyển sang kiểu máy bay thương mại trong hành trình.
Tốc độ mà chiếc PAV có thể đạt được sẽ là 290 km/giờ và độ cao hành trình khoảng từ 300 trên 600 mét trên mặt đất. Máy bay sẽ sử dụng các cánh quạt nhỏ, chạy bằng điện và sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn so với máy bay trực thăng động cơ đốt.
Theo đó, Hyundai sẽ sản xuất và triển khai phương tiện bay, trong khi Uber cung cấp dịch vụ hỗ trợ hàng không, kết nối với phương tiện mặt đất, và giao diện khách hàng. Dịch vụ taxi bay có tên Uber Air Taxis.
Hyundai là hãng xe đầu tiên tham gia sáng kiến Uber Elevate với tham vọng mở rộng mạng lưới chia sẻ xe không chỉ dưới mặt đất mà còn cả trên không.
Thực tế, Hyundai đã phát triển thiết bị bay cá nhân (PAV) có tên S-A1 trong khuôn khổ sáng kiến Uber Elevate. S-A1 có quy trình thiết kế sáng tạo, tối ưu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. S-A1 hiện được trưng bày tại CES 2020. Phương tiện này chạy điện hoàn toàn, được thiết kế cho tốc độ hành trình tới 290 km/h, trần bay 300-600 km, phù hợp di chuyển trong bán kính 96 km.
Hãng xe Hàn Quốc cho biết S-A1 ban đầu được thiết kế có người lái nhưng sau này sẽ là phương tiện bay tự hành. Nó được thiết kế chứa 4 hành khách, sử dụng rôtơ quay loại nhỏ, giúp giảm đáng kể tiếng ồn so với trực thăng.
Tuy nhiên, Hyundai vẫn chưa thực hiện bất kỳ chuyến bay thử nghiệm nào, và họ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về quy định và kỹ thuật trong việc đưa dịch vụ taxi hàng không lên khỏi mặt đất.
Hyundai N là bộ phận xe hiệu suất cao của Hyundai, đã lên kế hoạch xây dựng một mẫu xe thể thao với động cơ đặt giữa...
Nhật Hạ (Khám phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.