Iran cố hất cẳng Nga khỏi Latakia, Syria, Putin có để yên?

Minh Nhật Thứ hai, ngày 18/03/2019 11:57 AM (GMT+7)
Iran có thể giành quyền kiểm soát một cảng container ở tỉnh Latakia của Syria. Các cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo của Iran và đại diện của chính quyền Syria đã diễn ra và có thể các chuyên gia Iran sẽ hiện diện trong khu vực vào mùa thu, Rambler đưa tin.
Bình luận 0

img

Iran được cho là đang cố hất cẳng Nga khỏi Latakia, Syria

Một chỗ đứng vững chắc hơn cho Tehran ở Syria được cho là sẽ tạo ra rủi ro không chỉ cho nhà nước Do Thái, mà cả Nga, nước vốn cóquan hệ tốt với Iran nhưng khó có thể được mô tả như một đối tác chiến lược bất chấp mọi tuyên bố của các quan chức Nga và Iran.

Các cuộc đàm phán với chính phủ Syria liên quan đến việc người Iran đến Latakia vào đầu mùa thu năm 2019 đã diễn ra. 

Vào ngày 1.10, hợp đồng với công ty quản lý hiện tại, một liên doanh giữa công ty đầu tư Syria Souria Holding và doanh nghiệp vận tải Pháp CMA CGM sẽ kết thúcc. Cảng Latakia là tài sản của chính phủ Syria và đã chịu lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2015. Hiện tại, có 23 nhà kho tại cảng này. Trước khi Syria bị cuốn vào một cuộc xung đột dữ dội sau phong trào Mùa xuân Ả Rập năm 2011, cảng này từng vận chuyển 3 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Tờ Times lưu ý rằng việc kiểm soát cảng thương mại này có thể giúp chính phủ Iran bảo vệ tuyến đường quá cảnh qua Iraq và Syria đến biển Địa Trung Hải. Một tuyến đường như vậy thường được liên kết với tham vọng quân sự của Tehran và được mệnh danh là Hành lang Shiiteite - một tuyến đường có thể củng cố vị thế của  nước cộng hòa Hồi giáo trong khu vực và trở thành chiến tuyến trong cuộc chiến chống lại Israel.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Iran ở Latakia được cho là cũng có thể đe dọa đến vị trí của Nga. Nga có căn cứ ở Tartus, phía nam Latakia. Theo các chuyên gia, có nhiều lý do để tin rằng, mối quan hệ đối tác giữa Moscow và Tehran trong giai đoạn hậu xung đột ở Syria là bấp bênh. Trong thời gian gần đây, Nga đã tăng cường các mối quan hệ thương mại, bao gồm các thỏa thuận vũ khí, với các đối thủ khu vực của nước Cộng hòa Hồi giáo như Ả Rập Saudi và Israel đồng thời cũng khẳng định mạnh mẽ hơn các quyền đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Caspi. 

Những động thái đó chắc chắn không được nhìn nhận một cách tích cực ở Tehran, vốn nhận thực rõ rằng, một khi cuộc chiến ở Syria kết thúc, ảnh hưởng của họ sẽ giảm và họ sẽ phải chia sẻ lợi ích với Nga.

Theo thống kê từ năm 2018, các công ty Nga đã vượt qua Iran trong các cuộc đấu thầu thăm dò khí đốt ở Syria. Theo đó, các chuyên gia dự đoán hoàn toàn có khả năng cuộc cạnh tranh giữa Nga và Iran tại Syria sẽ sớm đạt đến cấp độ mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem