Kết cục của 3 loại yêu quái lớn trong Tây Du Ký ẩn chứa thông điệp gì?
Kết cục của 3 loại yêu quái lớn trong Tây Du Ký ẩn chứa thông điệp gì?
Thứ năm, ngày 04/05/2023 12:32 PM (GMT+7)
Có câu cửa miệng rằng: Thái độ thế nào thì sẽ quyết định kết quả như thế ấy. Kết cục khác nhau của các loài yêu quái trong “Tây Du Ký” vừa khéo đã chứng minh rõ cho câu nói này.
Khác biệt lớn nhất của các lộ yêu quái trong Tây Du Ký
Yêu quái trong “Tây Du Ký” đại khái có thể chia làm ba loại lớn như vầy: Một loại là vật cưỡi hay thú cưng của các lộ Thần Tiên, bởi an bài đặc biệt nên xuống hạ giới tạo thành quan nạn cho thầy trò Đường Tăng tu hành hoàn trả nghiệp lực. Một loại khác là có những vị Thần bởi quyến luyến phàm trần nên xuống thế gian, bởi quan hệ nhân duyên cũng đã trở thành một khảo nghiệm trên con đường tu luyện của thầy trò Đường Tăng. Một nhóm khác chính là yêu ma quỷ quái nơi thế gian, chuyên môn làm điều ác hại người.
Trong ba loại hình yêu quái kể trên, hai loại trước thông thường sau khi hoàn thành sứ mệnh, kết thúc nhân duyên thì đều quy vị, nhưng còn loại sau cùng kia thì hầu như toàn bộ đều bị đánh chết cả. Đây không phải chỉ bởi nguồn nguyên lai sinh mệnh của chúng khác biệt, mà còn bởi thái độ khác nhau của họ đối với việc tu luyện này.
Trong “Tây Du Ký”, thầy trò Đường Tăng đi sang đất Phật thỉnh cầu chân kinh, thật ra cũng chính là quá trình tu luyện tìm Đạo cầu Đạo của con người ta, nợ nghiệp của tự thân mỗi người dẫn đến trùng trùng quan nạn trên con đường tu luyện. Những yêu quái “có lai lịch” ngăn trở họ, một mặt xem như giúp họ tiêu trừ nợ nghiệp, một mặt khác cũng là khảo nghiệm cái tâm hướng Phật của họ có kiên định hay không, chứ không có thật sự ngăn trở họ tu luyện. Hơn nữa, không kể loại yêu quái này hành ác như thế nào, một khi nhìn thấy chủ nhân của mình (các lộ Phật, Đạo, Thần) đều hết sức cung kính hiện lại nguyên hình.
Còn những yêu ma quỷ quái thật sự kia thì bản chất lại là tà ác, ngăn trở thầy trò Đường Tăng cầu Chính Pháp phổ độ chúng sinh, không chỉ làm hại chúng sinh, mà còn có tâm bất kính đối với Thần Phật, thế nên kết cục cuối cùng đều bị diệt trừ hoàn toàn.
Hàm ý Tây Du Ký: Tín Phật cầu Chính Pháp là con đường đúng đắn nhất của đời người
Từ xưa đến nay, con người tu luyện cầu Chính Pháp đều được xem là một việc thần thánh, Thần Phật đều sẽ âm thầm giúp đỡ. Còn như ngăn cản con người ta tu luyện tìm cầu Chính Pháp ắt là tà ma, nếu cứ một mực khăng khăng cố chấp làm vậy, cuối cùng sẽ bị tiêu diệt.
Nhưng Phật gia giảng duyên phận, cũng giảng phổ độ chúng sinh, vậy nên Thần Phật đối với những sinh linh còn có thiện niệm (bao gồm cả yêu quái), đều mở cho một lối thoát. Ví như Hồng Hài Nhi, tuy tiểu yêu vương đó cuồng vọng vô tri, nhưng Quan Âm Bồ Tát niệm tình y còn có duyên phận có thể cứu độ được, bèn độ hóa y thành Thiện Tài Đồng Tử, từ đây sống cuộc sống tiêu diêu tự tại nơi cõi Phật.
Tuy Thần Phật đều là lấy từ bi làm gốc, nhưng không phải sinh mệnh nào cũng đều có thể cảm niệm từ bi của Thần, cũng như trân quý duyên phận này. Bò cạp tinh chính là như vậy. Nói đến bò cạp tinh này, thì nó cũng được tính là sinh mệnh có duyên với Thần Phật, có đạo hạnh tu hành cả nghìn năm, còn có duyên đến chùa Lôi Âm nghe Phật Như Lai giảng Pháp. Nếu nó có thể thành tâm hướng Phật, tu bỏ ma tính, hẳn cũng có thể tu thành chính quả. Nhưng nó lại không biết trời cao đất dày, không những không thành kính tu hành, còn lấy oán báo ân đốt Như Lai một cái.
Đúng là nhân nào quả nấy, mặc nó có nghìn năm đạo hạnh và Phật duyên không tệ, bất kính Thần Phật thì không còn tương lai có thể nói nữa. Thế là, nguyên là sinh mệnh với duyên phận có thể được hóa độ, cuối cùng bị Mão Nhật Tinh Quan đoạt đi sinh mệnh. Có bài thơ làm chứng:
Cổ dài mào đỏ lông mơ,
Cựa dài, móng sắc mắt đưa lộn sòng,
Năm đức tỏ rõ oai phong,
Ba canh báo sáng, tiếng đồng xa ngân
Phải đâu tông giống gà trần.
Vốn là tinh tú ân nhân cõi trời.
Ác độc tu luyện công toi,
Hoàn nguyên bản tướng đi đời nhà ma!
Vậy nên, thái độ đối với Thần Phật cũng chính là quyết định tương lai của chúng sinh. Một sinh mệnh nếu cứ một mực cuồng vọng làm điều gian ác, bất kính đối với Thần Phật, thậm chí ngăn trở con người ta tu luyện Chính Pháp, nghịch thiên hành sự, thế thì vô luận nó có bản sự lớn đến đâu, cuối cùng cũng đều khó tránh khỏi Trời phạt, tự nhận lấy ác quả của mình. Cũng như bò cạp tinh trong “Tây Du Ký”, tự cậy mình yêu lực cao siêu, thậm chí ngay đến cả Tôn Ngộ Không, Quan Âm Bồ Tát cũng đều không thể đối kháng trực diện với nó, nhưng cuối cùng cũng khó thoát khỏi cái chết.
Nếu một sinh mệnh có thể ôm giữ thiện niệm đối với Thần Phật và Chính Pháp, đó cũng là trân quý bản thân vậy. Người thông tuệ thường hay biết mượn những câu chuyện xưa mà ngẫm lại mình, như câu người xưa thường hay nói: “Lòng người sinh một niệm, trời đất đều tỏ tường. Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.