Một câu chuyện đau lòng vừa xảy ra mới đây tại thị xã Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã làm dấy lên những tranh luận trong giới trẻ nước này khi có người cho rằng, “muốn kết hôn, đầu tiên phải mua được nhà”.
Xiao Jia và vợ của anh sống chung cùng nhà chồng tại Hải Ninh, nhưng những va chạm mẹ chồng nàng dâu rồi thêm thu nhập chẳng khá mấy của hai vợ chồng khiến tình cảm vợ chồng Xiao Jia luôn mâu thuẫn, căng thẳng. Nhìn thấy con gái như vậy, mẹ vợ Xiao Jia liền yêu cầu anh phải chi ít nhất 100.000 NDT để mua một ngôi nhà, nếu không sẽ không cho anh gặp vợ con nữa. Nhưng số tiền tiết kiệm của Xiao Jia chỉ có 45.000 NDT, lại thêm phải là người kiếm tiền chính trong nhà nuôi vợ và hai con còn nhỏ nên anh đã từ chối lời yêu cầu của mẹ vợ.
Câu chuyện đau lòng xảy ra tại Trung Quốc khiến nhiều người đàn ông ám ảnh bởi hai chữ "hôn nhân" (Hình minh họa).
Chẳng bao lâu, vợ của Xiao Jia ôm hai con nhỏ trở về quê của mình mà không để lại bất cứ lời nhắn nào đồng thời cắt đứt mọi liên lạc. Suy sụp về tinh thần và bế tắc trong cuộc sống, Xiao Jia đã tìm đến cái chết.
Mua nhà cứ cho là một việc bình thường, nhưng chỉ vì một căn hộ mà đẩy đến cảnh phải tự tử, gia đình ly tán thì có chút đáng sợ. Nhưng đồng thời cũng phản ánh một hiện tượng, lối suy nghĩ khác của giới trẻ ngày nay.
Một cuộc điều tra tại Trung Quốc cho thấy, 80% những người trẻ tuổi tại nước này đều có suy nghĩ phải mua được nhà trước khi kết hôn, nhưng do giá đất hiện nay không dễ để mua nên họ còn phải cày, cày nữa để có thể mua nhà cho bằng đươc mà bỏ qua chuyện lập gia đình. Trong khi đó, 20% thanh niên còn lại nghĩ không cần thiết phải mua mà với giá cao như hiện nay, hãy cứ kết hôn rồi thuê nhà ở cũng tốt.
Một số cư dân mạng Trung Quốc còn ví, ngôi nhà của thế kỷ 21 chẳng phải là ngôi nhà bình thường, mà đây là ngôi nhà đắt nhất trong lịch sử. Với một người mới chỉ tốt nghiệp được vài năm, thời gian công tác chưa lâu, tiền tích lũy trong tay chưa có nhiều thì có mấy ai sẽ tự mua được nhà để rồi tính đến chuyện kết hôn.
Ý nghĩ phải mua nhà mới đồng ý kết hôn đang gây nhiều áp lực lên tầng lớp thanh niên.
Trung Quốc có câu nói, “Yêu mà không kết hôn thì chỉ toàn nước mắt”. Nhưng nay, giới trẻ nước này lại sửa thành “Nói đến kết hôn mà không mua nhà thì chỉ toàn nước mắt”. Thực tế này cho thấy, ý nghĩ phải mua nhà mới đồng ý kết hôn đang gây nhiều áp lực lên tầng lớp thanh niên.
Ngôi nhà là tài sản vật chất phần nào bảo đảm cuộc sống hôn nhân sau này đỡ áp lực hơn. Nhưng bản chất của hôn nhân chính là tình yêu của cả hai người. Vì vậy hãy nên xem, việc có ngôi nhà trước khi kết hôn là điều kiện bên ngoài chứ không nên coi là cần thiết phải có. Đừng để ý nghĩ về ngôi nhà đè nặng lên mối quan hệ của hai bạn. Bởi nó có thể là bằng chứng đảm bảo cho cuộc sống thoải mái về sau nhưng nó cũng có thể khiến cuộc sống vợ chồng mâu thuẫn hơn. Tốt nhất nên đạt được sự đồng thuận từ hai bên. Tránh tham lam, muốn có tất cả cùng lúc, rồi cuối cùng chính mình lại tự làm tổn thương mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.