Chiều 4-5, Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chính thức gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và cơ quan liên quan khẳng định không có chuyện tạm giữ du khách Trung Quốc tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
Theo đó, vào ngày 2-5, chuyến bay VN 462 từ Cam Ranh đi Hồng Kông có khoảng 180 hành khách dự kiến bay lúc 17 giờ 55, nhưng bị kẹt không lưu ở Hồng Kông nên không thể cất cánh. Đến 19 giờ 40 toàn bộ hành khách ở trên máy bay được đưa vào phòng chờ nên hành khách rất bức xúc.
Hành khách Trung Quốc làm thu tục tại Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa
Cùng thời điểm này, tại sân bay có khoảng 1.000 du khách Trung Quốc khác của 5 chuyến bay nên phòng chở trở nên quá tải, lộn xộn, chờ đợi lâu nên nhiều du khách tỏ thái độ khó chịu. Một du khách nam ở một chuyến bay khác đang làm thủ tục ở Công an cửa khẩu do có thái độ bất hợp tác nên công an cửa khẩu tạm dừng làm thủ tục khoảng 6 phút để làm thủ tục cho hành khách tiếp theo.
Đồng thời một hành khách không tuân thủ việc soi chiếu nên phản ứng, kích động kéo theo nhiều hành khách khác đến khu vực soi chiếu quốc tế la hét. Lực lượng an ninh sân bay đã vãn hồi trật tự.
Đến 21 giờ 40 chuyến báy VN462 sau 4 tiếng trễ đã cất cánh. Lực lượng an ninh không tạm dừng, tạm giữ bất cứ trường hợp du khách Trung Quốc nào.
Khu vực xuất nhập cảnh được bố trí camera theo dõi
Liên quan đến vụ việc này có nhiều thông tin cho rằng du khách Trung Quốc bị đánh, tạm giữ, vòi tiền, mất điện thoại. Trao đổi với báo Người Lao động, ông Phan Lê Hoan, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, cho biết qua xác minh, quan sát lại camera có thể khẳng định thông tin Trung Quốc bị đánh, bị mất cắp điện thoại cũng như vòi tiền là không đúng sự thật.
Theo ông Hoan, một du khách quá khích leo lên ghế hô hào, la hét nên lực lượng an ninh buộc phải can thiệp, không chế thành công và đưa vào phòng hút thuốc để cách ly. Du khách này sau đó đã tuân thu quy định và lên máy bay về nước. Việc mất điện thoại, một nữ hành khách Trung Quốc yêu cầu xem lại camera để tìm nhưng không thấy, sau đó hành khách này lấy máy điện thoại khác gọi điện vào máy điện thoại thất lạc thì phát hiện người giữ là con mình. Qua camera cũng khẳng định không có chuyện vòi vĩnh, nhận tiền.
K.Nam (Người Lao Động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.