Các nhà khảo cổ khai quật nghĩa trang cổ đại
Các nhà khảo cổ của Bảo tàng Pháo đài Kostrzyn đã giữ bí mật khu vực khai quật để tránh sự dòm ngó của những kẻ săn tìm kho báu bất hợp pháp. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tiết lộ kho báu cổ vật vô giá được phát hiện từ nghĩa trang cổ đại này.
Hai khám phá quan trọng đã được thực hiện tại nghĩa trang bao gồm một chiếc bình hỏa táng 2.000 năm tuổi và 12 hố chôn cất có niên đại từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Nghĩa trang cổ rất có thể đã đượccác bộ lạc người Đức địa phương sử dụng để chôn cất các chiến binh và những người phụ nữ trong bộ lạc.
Kostrzyn nằm ngay phía đông biên giới hiện tại của Ba Lan và Đức và các nhà sử học công nhận khu vực này của châu Âu là nơi đa dạng về lịch sử.
Một chiếc bình cổ được phát hiện.
Theo nhà khảo cổ học hàng đầu Krzysztof Socha từ bảo tàng Kostrzyn, phát hiện này chứng minh các bộ lạc địa phương đã có một loạt những hoạt động chôn cất khác nhau.
Một số người chết đã bị thiêu và tro cốt của họ được đặt trong các bình gốm hoặc trực tiếp trong hố nhưng cũng có một số người được chôn cất mà không được hỏa táng. Một trong những chiếc bình được tìm thấy có chứa phần xương của một chiến binh cổ đại sau khi được hỏa táng.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các mũi giáo nhọn, mảnh vỡ của những chiếc khiên và các đồ trang sức bằng kim loại khác nhau có thể từng là một phần của một con dao găm.
Các nhà khảo cổ học ở Ba Lan đến nay đã phát hiện khoảng 100 đồ trang sức cổ bằng kim loại chôn cùng với những người đã chết.
Người chết thường được chôn cất với những chiếc trâm kim loại được cả nam và nữ sử dụng để ghim quần áo. Điều đáng kinh ngạc là, một số đồ trang sức kim loại không phải là đồ được sản xuất tại địa phương mà được nhập khẩu từ Đế chế La Mã.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.