Theo kết quả xác minh ban đầu, từ năm 2006 - 2016, lãnh đạo và nhân viên 4 công ty lâm nghiệp tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, để hơn 22.000 ha rừng bị chặt phá, đất rừng bị lấn chiếm.
Lợi dụng những ngày đầu năm còn khá vắng vẻ, hơn chục chiếc xe công nông ùn ùn kéo vào khu rừng cộng đồng xã Kon Chiêng (Mang Yang, Gia Lai) để khai thác gỗ trái phép.
Người vi phạm không chấp hành hình phạt, kiện UBND tỉnh, dùng “hồ sơ trúng thầu” gỗ nghiến để che giấu hành vi phạm tội của mình,… rồi chỉ ăn năn, hối hận sau song sắt. Còn những người trong cuộc bảo vệ rừng đã chỉ ra những khoảng trống của Luật cần được "lấp đầy".
Hình ảnh trích xuất từ camera của nhà máy thủy điện Đăkre ghi lại cho thấy sau khi khai thác trái phép, gỗ được các đối tượng đưa ra đường rồi sử dụng xe máy ngang nhiên vận chuyển về nhà như chốn không người, không gặp bất kì sự cản trờ nào từ cơ quan chức năng.
Bộ NN&PTNT vừa yêu cầu tỉnh Phú Thọ báo cáo về việc hơn 1.149ha rừng biến mất chỉ trong 2 năm (từ năm 2018 - 2019). Từ nguồn tin của bạn đọc, PV Dân Việt đã đi khảo sát thực tế và dần có câu trả lời cho việc này.
Xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên 16% so với năm 2017. Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD.
Gỗ lim xanh quý hiếm lại vừa bị đốn hạ quy mô lớn giữa thanh thiên bạch nhật tại khu rừng thuộc địa phận thôn Suối Đùm (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)...
Về vụ lâm tặc phá rừng dịp nghỉ lễ ở Gia Lai, dù trong các buổi họp giao ban hàng tuần, các nhóm bảo vệ rừng của UBND xã Ia Sao đều báo cáo thường xuyên tuần tra và không phát hiện rừng bị xâm hại, tuy nhiên, trên thực tế các đối tượng vẫn ngang nhiên mở “công trường” để "xẻ thịt” gần 36 khối gỗ.
Liên quan vụ lâm tặc lợi dụng dịp nghỉ lễ để “xẻ thịt” hàng chục khối gỗ "khủng" trên đồi Chư Jú (xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa, Gia Lai), UBND xã cho biết, trong các buổi họp giao ban hàng tuần, các nhóm bảo vệ rừng đều báo cáo vẫn thường xuyên tuần tra và không phát hiện rừng bị xâm hại.