Khai tử bếp than tổ ong từ 2020: Thôi đừng tiếc rẻ!

Tố Loan Chủ nhật, ngày 25/11/2018 07:00 AM (GMT+7)
Chi phí rẻ, đun nấu tiện lợi nhưng than tổ ong được ví như sát thủ thầm lặng vì tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với môi trường và sức khỏe người dùng, chính vì thế, TP.Hà Nội chủ trương xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020. Chủ trương là vậy nhưng các cấp quản lý đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: tìm vật liệu thay thế, xử lượng rác thải khổng lồ từ bếp cũ…
Bình luận 0

Biết hại vẫn dùng

Đã thành lệ, sáng sớm nào bà Vương Thị Hoàn ở phố Ao Sen (Hà Đông, Hà Nội) cũng “khơi lò” cho 3 cái bếp than tổ ong. Sở dĩ gánh bún nhỏ của bà phải dùng tới 3 bếp là vì “2 nồi nước dùng vị khác nhau và 1 nồi nước sôi để tráng bát đũa” – bà Hoàn lý giải.

Biết là bếp than tổ ong độc hại nhưng “giá rẻ, đun xả láng cả ngày cũng chỉ vài nghìn đồng, chứ gánh bún nhỏ xíu tôi lãi lời được bao nhiêu mà đun gas hay đun điện” – bà Hoàn phân trần. Bà Hoàn không phải là ngoại lệ, con phố Ao Sen nhỏ xíu nhưng mấy chục hàng ăn vỉa hè, tất cả đều dùng bếp than tổ ong. Khi được hỏi về tác hại, ai cũng biết, cũng hiểu nhưng hỏi có từ bỏ không thì ai cũng ngập ngừng “vì tiện, rẻ nên vẫn dùng”.

Đã có nhiều vụ việc thương tâm xảy ra như: Trẻ em bị bỏng, nhà bị cháy, người bị chết ngạt… mà nguyên nhân là do bếp than tổ ong. Trước những tác hại to lớn bếp than tổ ong gây ra cho sức khỏe con người và môi trường sống, TP.Hà Nội cho rằng, cần thiết phải tìm ra giải pháp nhằm hạn chế và thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến thân thiện với môi trường, hướng tới xóa sổ bếp than tổ ong trong năm 2020.

img

  Bếp than tổ ong được coi như “sát thủ thầm lặng”. Ảnh: Lê Hiếu

Cụ thể, trong năm nay, sẽ giảm 70% số lượng bếp than tổ ong, năm 2019 thay thế 100% số lượng bếp than tổ ong và năm 2020 duy trì kết quả thay thế 100%. Lộ trình là vậy nhưng dạo qua những tuyến phố lớn hay những ngõ nhỏ ở nội thành thời điểm này không khó để bắt gặp hình ảnh những bếp than tổ ong được đặt trên vỉa hè, gốc cây thậm chí là… chân cột điện.

Tùy vào lượng CO trong máu cao hay thấp, người hít phải khí này sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhẹ thì nạn nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, cay mắt, buồn nôn. Trường hợp nhiễm độc khí CO nặng hoặc thời gian hít phải khí CO kéo dài trên 30 phút có thể gây chết người.

Bếp thân thiện không được đón nhận

Khách quan nhìn nhận, hiện Hà Nội đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tìm giải pháp thay thế bếp 

Trong quá trình sử dụng bếp than tổ ong sinh ra khí oxit cacbon (CO). Đây là loại khí không màu, không mùi nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, loại khí này khi đi vào cơ thể qua đường hô hấp sẽ gây ra những tác hại khôn lường.

PGS - TS Nguyễn Duy Bảo – nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)

than tổ ong. Trong đó, có việc chú trọng tìm kiếm các nguồn cung cấp bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Tại nhiều địa phương, việc triển khai sử dụng các loại bếp thân thiện đã được thí điểm triển khai.

Tuy nhiên, theo ghi nhận công tác thí điểm loại bếp thân thiện đang gặp phải nhiều khó khăn. Chẳng hạn, trên địa bàn quận Ba Đình, một số hộ dân sau khi được mượn dùng thử các loại bếp cải tiến có sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường thì họ đã đem trả lại. Khu vực tổ dân phố số 2, phường Trúc Bạch là một ví dụ. Tại đây, các hộ dân được mượn 9 bếp cải tiến, thân thiện với môi trường để dùng thử, nhưng chỉ sau ít ngày toàn bộ số bếp này đã bị trả lại UBND phường.

Bà Phan Thị Thanh, tổ 8 phường Trúc Bạch cho hay: “Do nhà chật nên gia đình thường sử dụng bếp than ngoài hiên và để luôn ngoài đó không cất. Nếu dùng bếp cải tiến, giá trị hơn thì phải cất vào nhà, trong khi diện tích chật chội nên tôi sẽ cân nhắc kỹ trước khi mua”.

Mặt khác, nhiều hộ dân so sánh, sử dụng bếp cải tiến chi phí vẫn cao hơn so với bếp than tổ ong truyền thống. “Than tổ ong đang có giá 3.000 đồng/viên; với bếp cải tiến, giá nguyên liệu từ 3.500-4.000 đồng/kg. Thời gian cháy hết 1 viên than tổ ong khoảng 4 giờ thì thời gian cháy hết 1kg nguyên liệu của bếp cải tiến chỉ khoảng 2 tiếng. Việc mua nguyên liệu để đun cũng chưa thuận lợi. Nếu như nhiều hộ sử dụng thì công ty mới đặt điểm cung cấp nguyên liệu, ít hộ sử dụng thì việc mua nguyên liệu sẽ phức tạp hơn…” - ông Trần Nhật Lân - Tổ trưởng tổ dân phố số 11 cho biết.

Theo ông Lân và nhiều người dân, để đạt hiệu quả cao hơn trong việc đẩy lùi bếp than tổ ong, các nhà sản xuất bếp đun cải tiến cần tiếp tục nghiên cứu để sản xuất các bếp hiệu quả hơn. Nếu có bếp hiệu quả hơn thay thế, chắc chắn sẽ thuyết phục được số đông người tiêu dùng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem