Chuột đường hầm là một lực lượng rất đặc thù của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Bởi vì quân đội Việt Nam phải đối mặt với hỏa lực áp đảo của Mỹ cho nên đã phát triển chiến thuật địa đạo. Ở rất nhiều nơi đều đào những địa đạo thông đi khắp nơi với nhiều công năng. Từ sở chỉ huy, doanh trại, bệnh viện cho đến nhà ăn, chuồng lợn đều có trong địa đạo.
Thời kỳ bấy giờ, quân Mỹ chưa có tên lửa khoan sâu cho nên bom đạn thông thường cơ bản không có tác dụng. Mỗi khi lính Mỹ đến càn quét, bộ đội Việt Nam chui vào địa đạo, hễ quân Mỹ đi qua, bộ đội Việt Nam lại lên tập kích. Để đối phó với bộ đội Việt Nam, Mỹ đã thành lập lực lượng chuột đường hầm.
Địa đạo của Việt Nam rất nguy hiểm, ở mỗi nơi giao nhau giữa các đường hầm, quân đội Việt Nam đều bố trí cạm bẫy để bẫy những chiến binh chuột đường hầm. Ngoài ra lại còn có những đội du kích để cơ động tập kích những lính Mỹ ở bên trong đường hầm hẹp.
Cơ thể người Việt nhỏ bé không vấn đề gì nhưng binh sỹ Mỹ thân thể to lớn cho nên di chuyển trong hầm rất khó khăn. Thêm nữa những chiến binh chuột đường hầm cô đơn trong hầm tối và phải sẵn sàng đối mặt với rất nhiều hiểm nguy rình rập xung quanh cho nên áp lực tinh thần rất lớn.
Chiến binh chuột đường hầm chủ yếu là lính công binh của Sư đoàn bộ binh 1 và một bộ phận lính Australia và New Zealand. Những binh sỹ này đều có cơ thể tương đối nhỏ, thần kinh kiên cường và tình nguyện làm nhiệm vụ trong địa đạo. Cứ hai người thành một tổ, vũ khí có súng ngắn và đèn pin hoặc là dao găm mà không sử dụng lựu đạn bởi vì dùng lựu đạn trong địa đạo sẽ khiến đường hầm bị sụp đổ, cả hai bên cùng chết.
Chiến binh chuột đường hầm thường bị người Việt tập kích, rất nhiều người không thể sống sót trở về. Do vậy có thể nói đây là một lực lượng cảm tử đặc thù. Những ai còn sống trở về đều được xưng tụng anh hùng, có thể uống bia miễn phí ở bất cứ cửa hàng quân sự nào và được nhiều người kính trọng. Tất nhiên, số này là rất thiểu số.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.