1. Đùi
Một chuỗi bán hàng thời trang tại New Zealand đã lắp các tấm in chữ nổi trên các ghế công cộng. Khi người ngồi đứng dậy thì quảng cáo cũng hằn lên mặt sau đùi và được đưa đi khắp nơi.
2. Giấy kiểm tra toán
Năm 2008, để có thêm tiền photo giấy kiểm tra, giáo viên toán Tom Farber tại Rancho Bernardo, bang California, Mỹ, đã nghĩ ra cách bán vị trí quảng cáo trên các tờ giấy kiểm tra với giá 10 USD nếu là bài kiểm tra ngắn và 30 USD nếu là bài kiểm tra cuối kỳ.
3. Tên trẻ em
Một sòng bạc trên mạng Internet đã trả cho một đôi vợ chồng 15.000 USD để đặt tên cho đứa con mới sinh của họ là GoldenPalaceDotComSilverman - địa chỉ web của sòng bạc.
Trước đó, họ cũng thuê một phụ nữ xăm địa chỉ web này lên trán của cô.
4. Vạch kẻ dành cho người đi bộ
Những vạch kẻ đường dành cho người đi bộ vốn nhàm chán đã được các doanh nghiệp tận dụng để quảng bá cho thương hiệu của mình.
|
Một cửa hàng tại Brazil đã biến chúng thành dãy mã vạch. |
|
Tại Thụy Sĩ, năm 2010, McDonald biến vạch kẻ thành những miếng khoai tây chiên khổng lồ. |
|
Hay chúng lại trở thành một chiếc lược để quảng cáo cho một tiệm làm tóc tại Ấn Độ. |
5. Tiền mặt
Năm 2004, USA Network đã dán nhãn quảng cáo cho chương trình truyền hình “Traffic: The Miniseries” lên 50.000 tờ 1 USD tại New York và Los Angeles.
6. Trứng
Năm 2006, công ty truyền thông CBS của Mỹ đã cho in logo hình con mắt của hãng cùng tên một số chương trình truyền hình lên 35 triệu quả trứng.
Những quảng cáo này do công ty EggFusion in bằng công nghệ laser.
7. Trụ nước cứu hỏa
Tại một thị trấn nhỏ ở Indiana, Mỹ, KFC đã trả 7.500 USD để đăng quảng cáo cánh gà rán trên 3 trụ nước cứu hỏa.
8. Người vô gia cư
Công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo BBH Labs của Mỹ đã trả cho những người vô gia cư 20 USD/ngày để họ mặc những chiếc áo phông có in thương hiệu quảng cáo và đóng vai trò như điểm phát tín hiệu wi-fi. Tuy nhiên, điều này gây ra không ít bất bình trong dư luận.
9. Tóc
Năm 2004, Goodyear Tire & Rubber đã thuê 6 người đàn ông gọt tóc theo hình vết lốp xe và đi khắp nơi mặc chiếc áo in dòng chữ “What’s Up With My Head?” (tạm dịch: Đầu tôi làm sao?)
10. Bò
Trang trai Southfields ở vùng Somerby, Lecicestershire, Anh, đã in mã phản hồi nhanh (QR) lên một chú bò sữa giống Friesian. Sử dụng chiếc smartphone để quét đoạn mã đó, bạn sẽ được đưa thẳng đến một trang web có ghi đầy đủ thông tin về chú bò cũng như hoạt động của trang trại.
Ngọc Thúy
Theo Business Week
Vui lòng nhập nội dung bình luận.