Khi “tú bà” ra tù vào “lầu xanh” phát bao cao su

Chủ nhật, ngày 28/11/2010 19:15 PM (GMT+7)
Từng là một “tú bà” khét tiếng, giờ đây người đàn bà này đang quay lại chốn “lầu xanh” tìm lại những cô gái mại dâm để... tuyên truyền cho các cô gái mại dâm tránh xa lưới hãi tử thần HIV/AIDS.
Bình luận 0

Ở TP Huế, có một người đàn bà khá nổi tiếng, bởi từng là một “tú bà” khét tiếng với nghề “buôn son bán phấn”, sống trên thân xác gái mại dâm. Bị bắt, đi tù, mãn hạn tù, “cựu tú bà” ấy lại quay lại chốn “lầu xanh” tìm lại những cô gái mại dâm, nhiều người tưởng rằng mụ quay lại để bắt mối, tuyển hàng làm “nghề” cũ.

Nhưng người ta lại một phen ngạc nhiên, “cựu tú bà” ấy quay lại mang trên mình một thiên sứ với nghĩa cả cao đẹp, đó là tuyên truyền cho các cô gái mại dâm tránh xa lưới hãi tử thần HIV/AIDS, bà giúp các cô gái biết cách dung bao cao su một cách an toàn, tránh xa ma túy, bệnh tật… những việc làm cao đẹp ấy khiến nhiều người cảm phục, cũng khiến chị ngày càng nổi tiếng.

“Cựu tú bà” trở lại “lầu xanh”

“Cựu tú bá” đó chính là chị Nguyễn Thị Thảo, 48 tuổi, ở Tổ 3, phường An Tây, TP Huế. Chị Thảo được ví như cái phao để những người lầm lỡ bấu víu trên con đường phục thiện hoàn lương, tránh xa bệnh nghề nghiệp.

img
Chị Thảo

Nhờ chị Thảo mà rất nhiều cô gái trẻ đang trên đường lầm lỡ trong nghề mại dâm đã hoàn lương bằng những việc làm cụ thể của chị như tuyên truyền về HIV/AIDS, phát bao cao su miễn phí…

Thế nhưng, những ngày đầu mới ra tù, đó là vào tháng 7 năm 2005, người ta thấy “cựu tú bà” ấy quay lại “chốn xưa” với thái độ lấm la lấm lét thì nhiều người ngờ lắm, người dân soi mói, các chủ cắt tóc, gội đầu – thư giãn nhạy cảm, những động chứa thì lớn tiếng: “Bà định xem xét “thị trường” để tranh giành với chúng tôi sao? Đất của người nào người sống, đừng lôi kéo mấy đứa “con” của tôi nhá”.

Con mấy cô gái mại dâm từng là nhân viên của chị Thảo ngày trước hớn hở: “Má về hồi nào, tính gọi con sang làm hả”… Lúc đó, chị Thảo lung ta lung túng, mãi mới đưa ra mớ bao cao su, mới giải thích rằng họ đang hành nghề thiếu an toàn, rất dễ bị bệnh.

Rồi chị lấy dẫn chứng về nhiều cô gái mại dâm trước đây mà chị quen ra làm ví dụ, như tại họ để cho “khách làng chơi” quan hệ không dùng bao cao su, rất dễ lây bệnh, dễ bị “si-đa”. Lại có nhiều cô vì yếu, trước lúc “tiếp khách” thường dung ma túy để cho “trường sức”, cái cảnh chích choác không an toàn ấy đã khiến nhiều cô gái mại dâm sớm đổ bệnh, mất sớm…

Mới nghe đến đó, mọi nhân vật ở “lầu xanh” mới vỡ lẽ, hóa ra chị đến để “dạy đời” họ. Có kẻ còn nói “mụ có hơn gì chúng tôi, đừng lên mặt dạy đời”, người thì bán tín bán nghi, xì xảo với những việc làm trái với cá tính của một “tú bà” từng sống trong nghề như chị. Thế nên, từ đó họ thường tránh mặt, cấm cửa “cựu tú bà” Nguyễn Thị Thảo đến gần nơi họ hành nghề.

Thậm chí, chúng con cho bảo kê ra ngăn chặn chị, không cho tiếp xúc với các cô gái mại dâm để phát bao cao su, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS… vì sợ làm lung lay ý chí của các cô gái. Cũng may, dần dần nhờ sự giúp sức của các ban nghành cơ sở, các tổ chức đoàn hội, chị Thảo dễ dàng tiếp xúc với nhiều cô gái mại dâm mà không gặp nguy hiểm như những ngày đầu “vào nghề”.

Nhiều cô gái mại dâm hay lánh mặt chị cũng chịu nghe, chịu để chị hướng dẫn cách dung bao cao su sao cho đúng khoa học, tránh lây nhiễm các bệnh nan y. Còn các “tú ông, tú bà” cứng cổ cũng không còn xua đuổi chị như ta ma ngoại đạo nữa, họ nghe theo chị, học cách phòng bệnh cho mọi đối tượng.

Chị bắt đầu chiếm được cảm tình, được uy tín trong giới mại dâm bắt đầu từ đó, có khi họ không “tín nhiệm” bất cứ ban nghành nào ngoài người đàn bà phát bao cao su ấy. Chị trở thành chõ dựa cho họ, trở thành người định hướng từ tưởng hoàn lương cho nhiều cô gái.

Có cô như V. được chị khuyên bỏ về quê lấy chồng sinh con, giờ vẫn thường xuyên bắt lien lạc với chị. Hay cô H. ở ngoại thành Huế, cũng đã bỏ nghề mại dâm và trở thành tuyên truyền viên tích cực của chị…

Duyên phận trong những ngày tù tội

Bây giờ, ngồi kể chuyện với chúng tôi về quá khứ, chị Thảo bảo rằng cuộc đời mình cũng từng lầm lỡ nên bây giờ khi đã hoàn lương trở thành người trong sạch, đóng góp sức mọn cho cuộc sống này chị càng thêm gìn giữ nó. Ngày đó, khi đất nước trở mình trong nền kinh tế mới, biết bao loại hình dịch vụ kinh doanh, giải trí đã tranh nhau mọc lên.

img
Chị Thảo và một cộng tác viên trong nhóm

Bắt nhịp với “trào lưu” đó, chị Thảo mở quán cắt tóc, gội đầu. Các nhân viên được chị trực tiếp tuyển chọn, từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Trên địa bàn có nhiều quán tương tự nhưng khách muốn thư giãn luôn tìm đến quán chị Thảo không những vì tay nghề, sắc đẹp của các cô gái mà còn là sự biết “chiều” hết mình.

Tiền kiếm được ngày càng nhiều, chị bàn với chồng mở rộng thêm “cơ sở”. Ngày ấy, quán của chị Thảo nổi lên như cồn trong giới ăn chơi ở xứ Huế. Năm 2001, vợ chồng chị Thảo đã nằm trong “tầm ngắm” của cơ quan Công an. Lần lượt bị bắt, chị Thảo bị phạt 5 năm tù và chồng chị 7 năm tù với tội danh buôn bán ma tuý và chứa gái mại dâm.

“Những ngày tháng trong tù, tôi mới thấy hết giá trị của sự tự do, nỗi đau khi hai con tôi còn nhỏ dại mà không có bố mẹ bên cạnh chăm sóc, dạy dỗ, chúng nó đều phải bỏ học…” – chị Thảo kể trong nước mắt. Do cải tạo tốt nên chị được tha về trước thời hạn hai năm.

Trở về khi gia đình tan nát, con bỏ học, chênh vênh, cuộc đời không định hướng và muốn chết quách đi cho xong. Cũng trong hoàn cảnh đó, chị Thảo may mắn gặp được bác sĩ Trần Thị Ngọc (Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên – Huế) và bác sĩ Nguyễn Khoa Nhân (phụ trách các nhóm giáo dục đồng đẳng viên Thừa Thiên – Huế) vận động tham gia nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng, đóng góp công sức của mình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng là những ngày tháng phục thiện.

Ban đầu chị còn nghi ngại, sợ mọi người chê cười nhưng được thuyết phục bởi người tốt nên chị đã vỡ ra nhiều vấn đề. Chị nghĩ, làm rồi nhiều người sẽ hiểu chị thôi. Hơn nữa, chị từng ở tù với nhiều chị em có hoàn cảnh đặc biệt, tất cả họ tâm sự với chị rằng, họ không muốn phạm tội, vì hoàn cảnh đưa đẩy. Chứ thực ra, có nhiều người cũng mong ước được sống bình thường.

Nhất là các cô gái bán dâm, họ từng lương thiện và trên hành trình sa chân vào cái nghề nhơ nhớp ấy đôi khi họ cũng động lòng muốn hướng thiện. Nhưng vì miếng cơm manh áo đã giết đi cái sự trăn trở của lương tâm mà tiếp tục dấn sâu vào con đường tù tội.

Sau khi mãn hạn tù trước thời hạn về nhà, những quán cắt tóc, gội đầu ngày trước được chị chỉnh sửa thành những phòng trọ cho sinh viên, những người có thu nhập thấp thuê giá rẻ và giúp đỡ họ nhiều trong cuộc sống. Nhất là đối với các cô gái trẻ, chị khuyên can thiệt hơn ở đời cho họ biết để không sai lầm như chị ngày xưa.

Khi chị tham gia đi tuyên truyền, không kể ngày hay đêm, với chiếc xe đạp cà tàng, chị cùng các anh, chị em trong nhóm rong ruổi khắp các ngõ hẻm, từ thành phố đến các huyện là điểm nóng như Phú Lộc, Phú Vang… vượt hàng trăm cây số, qua những con dốc đứng đến với đồng bào huyện A Lưới, Nam Đông, len lỏi đến từng nhà hàng, khách sạn thậm chí sang cả huyện Hải Lăng (Quảng Trị) để tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao. Thuyết phục, động viên họ đi khám bệnh, cung cấp kiến thức về HIV và phát bao cao su.

img
Dạy cách dùng bao cao su

Theo như chị kể thì những ngày đầu thật vất vả, bị mọi người xa lánh. Có kẻ chuyên kinh doanh mại dâm thì còn chửi: “Đúng là lưu manh giả danh người tốt, trước mụ cũng hơn gì tôi”. Có kẻ còn cho bọn bảo kê ra ngăn chặn chị Thảo không cho tiếp xúc với các cô gái mại dâm để phát bao cao su. Còn những chủ cắt tóc, gội đầu – thư giãn nhạy cảm thì tránh mặt chị, có chủ còn cấm cửa chị.

Nhưng nhìn những cô gái trẻ đang đứng trước ranh giới giữa lương thiện và sa ngã, chị lại càng quyết tâm cứu lấy các cô. Chị năn nỉ, khuyên nhiều lắm… Cuối cùng, các cô gái hành nghề nhạy cảm học hành không tới nơi tới chốn kia cũng nghe ra và tin chị.

Bây giờ, chị đã trở thành người bạn mỗi khi họ cần. Cứ như thế, chị đã khuyên nhủ nhiều cô gái bỏ con đường tối về với lao động chính đáng. Nhiều cô gái ở tại thành phố này như cô H., cô V. gần nhà chị vốn hành nghề mại dâm nhiều năm nay hoàn lương có cuộc sống ổn định coi chị như người mẹ tái sinh ra họ. Họ cũng đã noi gương chị Thảo, tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, phát bao cao su ở các phố, khu vực nhạy cảm trong thành phố.

Bây giờ, chị Thảo bảo vui nhất là khi tiếp cận được với đối tượng khó cảm hóa nhất rồi chở họ đi khám bệnh, được chia sẻ nỗi niềm cùng mọi người, dần dần hướng họ về cuộc sống lương thiện. Với “tiếng tăm”, kinh nghiệm của mình nên chị luôn được các cô gái tin tưởng, các thành viên trong nhóm tin tưởng, vì chị là người tiếp cận được nhiều đối tượng nhất.

Rất cần những người như chị

Hỏi về chuyện gia đình, chị Thảo cho biết, chồng chị cũng ủng hộ nhiệt tình và sắp tới anh cũng sẽ tham gia nhóm với chị. Hai con chị giờ đã trưởng thành và được mọi người tin yêu vì chúng là con của người đàn bà biết hoàn lương và sống ý nghĩa bằng công sức đóng góp của mình cho xã hội. Những ngày này, chị đã có những niềm vui to lớn, đó là có đứa cháu ngoại đã biết bi bô chào đón bà.

Chị Thảo bảo: “Cảm ơn Nhà nước đã cho tôi cơ hội được làm lại cuộc đời, tạo điều kiện cho tôi trở thành người bình thường. Nay tôi thấy người trẻ tuổi đang sa ngã giống như tôi ngày trước, tôi thấy xót xa, thấy mình có lỗi khi chưa làm được gì cho họ”.

Chị Thảo luôn đau đáu làm sao để giúp cho những người lầm lỡ, và có nguy cơ lầm lỡ trở về con đường thiện và ý niệm đó biến thành việc làm cụ thể chứ chị không ngồi yên một chỗ.

Như trưởng nhóm Lê Văn Đồng nói về chị Thảo thế này: “Chị Thảo làm việc rất tích cực, trách nhiệm, nhiệt tình tuân theo những quy định của nhóm”. Lúc đấy chị cười, thật hiền, thật đẹp: “Sự đóng góp công sức của tôi có gì đâu, tôi không sợ khó khăn, chỉ sợ mọi người thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, tôi đã sống những ngày tăm tối rồi, thấm thía được cái giá phải trả nên mong muốn mọi người đừng như tôi…”.

Theo Đang Yêu 
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem