Khó khăn khi xử lý người đi xe đạp điện không đội MBH

Thứ sáu, ngày 15/03/2013 15:01 PM (GMT+7)
Dân Việt - Đó là chia sẻ của Trung tá Nguyễn Đức Thịnh – Đội phó Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT Hà Nội - khi trao đổi với Dân Việt.
Bình luận 0

Phòng CSGT Hà Nội đang có đợt ra quân xử lý người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm (MBH). Ông có thể cho biết nguyên nhân gì khiến Phòng tổ chức đợt ra quân này?

- Những năm vừa rồi xe đạp điện phát triển rất nhanh. Qua khảo sát thì 90% những người điều khiển, ngồi sau loại phương tiện này không đội MBH. Như vậy rất dễ gây nguy hiểm cho họ khi tham gia giao thông.

img
 

Để xử lý những vi phạm này, chúng tôi chia kế hoạch ra 2 giai đoạn: Gia đoạn 1 thực hiện từ 10h các ngày từ 7-9.3, lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền trên các tuyến tuần tra kiểm soát, chủ yếu nhắc nhở và cảnh cáo; Giai đoạn 2 từ 10h đến 14h các ngày 10 – 16.3, CSGT tập trung xử lý các hành vi vi phạm của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy, xe đạp điện (kiên quyết lập biên bản những trường hợp vi phạm). Sau các giai đoạn này chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục xử phạt vi phạm.

Đối tượng sử dụng xe máy điện, xe đạp điện theo khảo sát của CSGT thông thường ở những lứa tuổi nào?

- Đối tượng sử dụng các loại phương tiện này chủ yếu là học sinh, sinh viên và các bác trung niên. Hiện nay, chất lượng xe đạp điện, xe máy điện được các nhà chế tạo nâng lên, hoàn thiện rất tốt nên kéo dài thời gian đi trên đường, tốt độ cũng cao (có xe chạy được 30-50km/h). Nên khi xảy ra tai nạn thì rất nguy hiểm cho người sử dụng không đội MBH.

Khó khăn của lực lượng CSGT Hà Nội trong đợt ra quân xử lý này như thế nào?

- Rất khó khăn, thứ nhất đối với các cháu học sinh chưa đủ tuổi, luật chưa yêu cầu phải có bằng khi tham gia giao thông. Thứ 2 về mặt phương tiện không phải đăng ký quản lý. CSGT không thể lập biên bản để giữ bất cứ một thứ gì với những trường hợp này được.

img
 

Chế tài cũng không quy định giữ phương tiện của người điều khiển mắc lỗi không đội MBH. Còn phạt tại chỗ thì các cháu học sinh sinh viên đi học, lấy đâu tiền ra mà nộp phạt vi phạm giao thông. Đấy là khó khăn của chúng tôi.

Qua đây, chúng tôi cũng mong muốn báo chí đẩy mạnh công tác tuyền truyền giữa bên công an phối hợp với bên nhà trường. Các quy định công an gửi các quy định về Sở GD-ĐT, nhà trường để nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra giám sát đối với học sinh vi phạm.

Nhà trường cũng có thể giúp chúng tôi bằng cách như khảo sát thống kê xem lớp, xem trường mình có bao nhiêu học sinh đi xe đạp điện, góp ý khuyên các cháu nên đội MBH khi đi xe đạp điện. Thậm chí góp ý với phụ huynh của các cháu nếu cần. Nếu các cháu vi phạm mà bị CSGT giữ lại xử lý sẽ rất ảnh hưởng đến thời gian học tập. Còn nếu không xử lý đến lúc các cháu bị tai nạn lại càng nguy hiểm hơn.

Công tác phối hợp giữa CSGT với Sở GD – ĐT Hà Nội và các nhà trường cụ thể như thế nào?

- Chúng tôi không đến cụ thể từng trường được, còn việc hợp tác với Sở GD – ĐT chúng tôi làm việc thường xuyên, trong từng thời điểm, trong từng hành vi vi phạm về giao thông của các cháu học sinh. Phòng CSGT đã tổ chức tập huấn cho giáo viên để giáo viên về làm báo cáo viên để tuyên truyền về các quy định về tham gia giao thông….

- Xin cảm ơn ông!

Nghị định số 34/2010/NĐ-CP tại điểm D, khoản 4, điều 11 quy định (và đã được sửa đổi bổ sung theo NĐ 71): phạt tiền từ 100.000 - 200.000đ đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
(thực hiện)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem