Khó khăn như nữ giới khởi nghiệp nông nghiệp

Thứ bảy, ngày 03/03/2018 14:01 PM (GMT+7)
Nhiều dự án khới nghiệp (startup) nữ bất ngờ khi nghe nói trí thông minh nhân tạo là phương tiện hỗ trợ khởi nghiệp tuyệt vời mà bấy lâu nay chưa để ý tới.
Bình luận 0

Nhìn quanh ta

150 startup là nữ giới, các nữ giảng viên từ 30 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dịp nhìn lại thực trạng. Tại ĐH Cần Thơ, 55% giảng viên và gần 50% sinh viên tại trường là nữ. Tuy nhiên, số các cô giáo hay các em sinh viên nữ khởi nghiệp còn ít, PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ, chia sẻ.

Chương trình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp kinh doanh (WISE) thuộc ngân hàng Phát triển châu Á, các cựu sinh viên ĐH Fulbright, công ty tư vấn Việt Nam (VCG) và ĐH Cần Thơ đã dành hai ngày (18 – 19.1) tổ chức khoá tập huấn đầu tiên về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho nữ giới tại Cần Thơ.

Chương trình triển khai theo mô hình “Từ thực tế đến lý thuyết”, tập trung vào bốn nhóm ngành nghề phổ biến tạo giá trị gia tăng từ nông nghiệp tại ĐBSCL bao gồm thực phẩm chế biến, du lịch, dịch vụ và bán lẻ. Các chuyên gia trong và ngoài nước đã phân tích cơ hội và các thách thức khi khởi nghiệp trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập thế giới, tác động của nền công nghiệp 4.0, trong đó nhấn mạnh vai trò của truyền thông và xu hướng phát triển bền vững bảo vệ môi trường, trong tình hình ĐBSCL ngày càng bị tác động bởi biến đổi khí hậu, và ô nhiễm môi sinh.

img

Các học viên tận dụng mọi cơ hội để chia sẻ, trao đổi những gì còn mù mờ.

Cô Dương Thiên Kiều, Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, giảng viên chuyên ngành thuỷ sản nuôi ý tưởng nuôi tảo, nhưng là phụ nữ, ngoài việc đi dạy, còn phải chăm lo cho gia đình, hết sức băn khoăn về cách nào giúp cô vừa chăm sóc gia đình vừa đi làm và có thể khởi nghiệp? Bà Lâm Thuý Ái, phó chủ tịch TGB Club, từ Tiền Giang lên TP.HCM  khởi nghiệp với số vốn 500 triệu mượn từ bạn bè, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hàng ngày, bà Ái tận dụng triệt để mạng xã hội để marketing sản phẩm. “Cứ 15 – 30 phút tôi lại đăng một status để cho mọi người nhớ tới mình. Nhân viên trong công ty hầu hết liên hệ qua mail, fanpage; khai thác triệt để công nghệ IT”, bà Ái nói.

Bức tranh “ chắp vá”

Chủ vườn ươm “Doanh nghiệp khoa học – công nghệ (ĐH Cần Thơ) PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, mô tả bức tranh khởi nghiệp trong vùng BĐSCL chắp vá và rời rạc, thay vì liên kết để tạo chuỗi hành động hiệu quả và tạo tuyến tác động tích cực đến các cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp; các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp được thực hiện một cách riêng lẻ, manh mún; đam mê đổi mới sáng tạo trong cộng đồng không tới nơi tới chốn.

Có nguyên nhân do sự chưa hoàn chỉnh của hệ sinh thái khởi nghiệp, môi trường pháp lý và các chính sách chưa phù hợp cho khởi nghiệp ở ĐBSCL hiện nay, theo TS Khôi. 13 tỉnh, thành ĐBSCL chỉ có 1/13 địa phương có chính sách riêng cho thúc đẩy và phát triển khởi nghiệp. Hiện chỉ có 4/16 trường đại học tại ĐBSCL có đưa chương trình đào tạo nhận thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp vào chương trình đào tạo, theo kết quả phản hồi từ các sở kế hoạch và đầu tư ở ĐBSCL do VCCI – chi nhánh Cần Thơ thu thập.

Bà Lê Thị Bé Bảy, ở quận Bình Thuỷ, Cần Thơ, người gắn bó với sự chuyển động của cộng đồng phát triển du lịch ở Cồn Sơn, và là nghệ nhân làm bánh phu thê, chỉ ra điểm yếu của chị em phụ nữ miền Tây là giỏi làm nhưng “ăn nói” rất kém. Khi khởi nghiệp, muốn lấy được cảm tình từ khách, cũng cần có câu chuyện, làm sao lôi cuốn được người nghe, nhưng chỉ vài ba câu là hết chuyện.

Câu chuyện của bà Trương Thị Hồng Giang, với 2ha trồng măng tây theo quy trình an toàn và chia sẻ kinh nghiệm với nông dân, kể cả đầu tư cây giống, phân hữu cơ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và bao tiêu sản phẩm, hướng mọi người tới kiểu làm nông theo tự chủ, không sợ ép giá một khi có đủ kiến thức để khai thác giá trị thực của măng tây và làm cho nhiều người biết tới, nhưng truyền thông, tiếp thị như thế nào để chinh phục người tiêu dùng là việc không đơn giản chút nào.

Giang quyết định làm sản phẩm vi sinh trong nông nghiệp, cần chuẩn bị gì? Liệu ý tưởng khởi nghiệp đó có thuận với thói quen sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan như hiện nay không?, bà Nguyễn Thị Kim Xuân, ĐH Bạc Liêu, hỏi.

Làm phân vi sinh, hữu cơ theo đuổi nền nông nghiệp sạch và hướng cho nông dân mình thay đổi tư duy canh tác. Mình liên kết với nông dân, hỗ trợ họ về kỹ thuật, cây giống, trang bị cho họ kiến thức về cây măng tây, bao tiêu đầu ra cho họ, để họ yên tâm, theo bà Hồng Giang, điều quan trọng phải kiên trì, đam mê thì mới có thể thuyết phục bà con cải sửa thói quen.

Bà Võ Thị Hồng Nghi, Cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long: rất thích làm ra những loại màu từ thảo dược. Cô nghĩ tới khoai lang ở Bình Tân, liệu có thể làm như vậy không? Và có thể kết hợp du lịch giúp đỡ nông dân quê mình không?

Bà Kim Ngân, bắt đầu tìm tòi đặc tính dây đậu biếc để làm màu pha cocktail, làm bánh, thực ra là để hỗ trợ cho công việc giảng dạy vì không muốn ngành nữ công gia chánh mất đi. Khoai lang Bình Tân có thể làm bột rất ngon, khoai lang tím có thể làm màu rất đẹp và nhìn rất tự nhiên. Huyện Bình Tân có diện tích trồng khoai lang rất lớn, có thể làm được nhưng có lẽ cần thêm nhiều bên tham gia hơn chứ một mình thì làm hơi khó. Bản thân cô Ngân khi làm màu từ nguyên liệu địa phương, ban đầu gặp khó khăn, dần dần rút kinh nghiệm, điều chỉnh dần. Khó khăn nhất là hành trình đưa sản phẩm ra thị trường.

Gợi mở

Bà Hồng Hạnh, giảng viên Cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long: thông điệp về sản phẩm có đủ 5L: 1/ Intelligent (Thông minh); 2/Informed (Thông tin); 3/ Interesting (Thú vị); 4/Interpretive (Tường giải); 5/ Insightful (Thấu thị).

Bà Hồng Giang, giảng viên ĐH Trà Vinh, thích thú khi nghe câu chuyện về truyền thông. Phải học cách làm truyền thông. Ví dụ, nghe câu chuyện của diễn giả “Dùng thanh long để làm nước ép mà tận dụng từ nguồn nguyên liệu bỏ đi”, khách hàng trái tai. Liên tưởng tới sản phẩm măng tây của mình, hiện giờ, bà Giang đầu tư giống, kỹ thuật, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Về chính sách bán hàng, các cửa hàng bán trong vòng một tuần nếu còn tồn thì công ty thu về để làm trà hay làm dưa. Giống như thanh long, vậy cô Giang nên truyền thông thay vì “bỏ đi” thì làm cho nó “hoá kiếp”.

Bà Huỳnh Thị Kim Ngân, đang xây dựng một nông trại trồng hoa đậu biếc làm màu thực phẩm hoàn toàn tự nhiên bán ra thị trường. Cũng như bà Võ Ngọc Diễm Trinh, ĐH Cần Thơ, nói rằng “khởi nghiệp và truyền thông”, dù từng bán hàng qua mạng, bán lẻ tại nhà nhưng khi được chia sẻ cơ chế tác động của truyền thông – tiếp thị mới “ngộ” ra rằng truyền thông cần ý tưởng sáng tạo, thông minh, rành rẽ, thậm chí dí dỏm.     

Ngọc Bích (Thế giới tiếp thị)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem