Khoai lang Việt “lên ngôi” ở Nhật Bản, giá lên tới 2.047 USD/tấn

Khánh Nguyên Thứ ba, ngày 26/01/2021 06:07 AM (GMT+7)
Hiện, giá khoai lang Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2.047USD/tấn, cao thứ 2 chỉ sau Indonesia. Khoai lang Việt Nam cũng rất được ưa chuộng tại Nhật Bản.
Bình luận 0

Giá khoai lang Việt cao nhất nhì ở Nhật Bản

Theo tính toán của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), nhập khẩu khoai lang của Nhật Bản trong 10 tháng năm 2020 đạt 11.030 tấn, trị giá 13,86 triệu USD, giảm 6,0% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Giá nhập khẩu bình quân khoai lang của Nhật Bản trong 10 tháng năm 2020 đạt 1.257 USD/tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2019. ITC cho biết, người Nhật Bản rất ưa chuộng khoai lang, nhu cầu nhập khẩu khoai lang rất lớn.

Xét về lượng, Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất khoai lang cho Nhật Bản, trong 10 tháng năm 2020 đạt 5.300 tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 48,4% tổng trị giá nhập khẩu khoai lang của Nhật Bản, tăng 7,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Khoai lang Việt “lên ngôi” ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Nông dân Vĩnh Long thu hoạch khoai lang. Ảnh tư liệu

Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 2 cho Nhật Bản đạt 3.500 tấn, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 32,1% tổng trị giá, giảm 5,3 điểm phần trăm. Tuy nhiên, xét về trị giá, Việt Nam là thị trường cung cấp khoai lang lớn nhất cho Nhật Bản trong 10 tháng năm 2020, đạt 7,24 triệu USD, giảm 22,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch

Bên cạnh triển vọng từ thị trường Nhật Bản, hiện Bộ NNPTNT cũng đang xúc tiến đàm phán để sớm xuất khẩu chính ngạch khoai lang sang thị trường Trung Quốc. 

Theo Phòng NNPTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long), gần đây thị trường Trung Quốc nhập hàng khoai lang khá mạnh, giá tăng cao hơn trước nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về an toàn thực phẩm. 

Nhằm hỗ trợ bà con nông dân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang xây dựng vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng nông dân vào hợp tác xã để sản xuất theo cùng quy trình, tạo ra sản phẩm đồng nhất.

UBND huyện Bình Tân đã và đang thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch sắp xếp cơ cấu cây trồng dựa trên thế mạnh và thổ nhưỡng triển khai tại xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Lợi và Thành Đông. Hiện nay, sản phẩm khoai lang đã có chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể "Khoai lang Bình Tân". 

Đầu tháng 11/2020, UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đã phê duyệt đề án xây dựng mô hình chuỗi cung ứng khoai lang trên địa bàn tỉnh nhằm giúp khoai lang từng bước tiếp cận hệ thống phân phối hiện đại; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.   

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem