Khỏi ung thư, bệnh nhân khốn khổ vì lở loét không lành suốt 10 năm

Bạch Dương Thứ hai, ngày 23/05/2022 16:56 PM (GMT+7)
Bệnh nhân 67 tuổi bị loét cùng cụt 10 năm sau xạ trị ung thư vùng tầng sinh môn vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) tìm cách khắc phục.
Bình luận 0
Khỏi ung thư, bệnh nhân khốn khổ vì lở loét không lành suốt 10 năm - Ảnh 1.

Các bác sĩ đang phẫu thuật vạt da che phủ vết loét cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

TS.BS Nguyễn Văn Thanh, Phụ trách khoa Phẫu thuật - Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, việc điều trị ung thư cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, tia xạ đã làm tổn thương vùng da cùng cụt. Suốt 10 năm, bệnh nhân đã chịu đựng vết loét vùng cùng cụt rất lớn với kích thước khoảng 8x14cm.

Theo lời kể của bệnh nhân cùng người nhà, họ đã tìm kiếm nhiều phương cách để chữa trị vùng loét. Tuy nhiên, vết loét không thể liền da.

Bệnh nhân đã nhập vào khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Qua hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật tạo hình, cắt bỏ toàn bộ mô vùng cùng cụt đã bị tia xạ phá hủy và thay vào đó bằng các mô lành bên cạnh. Sau đó, các bác sĩ đã lấy một vạt da có kích thước 10x25cm che phủ lên toàn bộ vùng loét khuyết hổng vùng cùng cụt, giúp bệnh nhân phục hồi.

TS.BS Nguyễn Văn Thanh cho biết, vạt da sau khi chuyển đã được các mạch máu nuôi tốt và dày, đủ chịu được tỳ đè sau này cho bệnh nhân ở tư thế nằm.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Thanh, tổn thương tia xạ phức tạp hơn tổn thương do loét tỳ đè. Loét tỳ đè là do sức nặng của cơ thể tỳ đè lên một vị trí da liên tục trong một thời gian dài, lâm vào tình trạng thiếu máu nuôi tại chỗ. Từ thiếu máu đó, tổn thương sẽ lan tỏa ra.

Còn tia xa chiếu diệt tế bào ung thư nhưng cũng đồng thời cũng làm tổn thương một phần bề mặt da và tổn thương một phần xương vùng cùng cụt. Tia xạ trong lúc phá hủy tế bào ung thư cũng đã phá hủy tế bào mô lành. Vì vậy, việc phục hồi tế bào mô lành rất khó khăn.

BS Thanh khuyến cáo, khi chăm sóc bệnh nhân phải nằm lâu trên giường, người chăm sóc phải cố gắng xoay trở bệnh nhân thường xuyên. Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ bệnh nhân nằm lâu như giường xoay trở và đơn giản nhất là nệm hơi hay nệm điện giúp nâng đỡ các vùng hay bị tỳ đè như vùng cùng cụt, hông, lưng, vùng chẩm - gáy, mắt cá ngoài…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem