Không thất sủng như bao thương hiệu khác, vì đâu Apple vẫn sống tốt giữa đại dịch?

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 13/09/2021 09:47 AM (GMT+7)
Đại dịch Covid-19 có sức tàn phá kinh khủng khiến nhiều hãng công nghệ đóng nhà máy sản xuất, thu hẹp quy mô hoạt động thậm chí phá sản. Tuy nhiên, điều này không là gì cả khi Apple được đánh giá là trụ vững thần kỳ giữa sóng gió của nhân loại. Vậy sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?
Bình luận 0

Covid-19: Hai mặt cho Apple tận dụng phát triển

Nhiều năm kể từ sau cái chết của nhà đồng sáng lập Steve Jobs, không thể đếm nổi số lần mọi người dự báo về cái chết của Apple, nhưng cho đến giờ, công ty vẫn đang trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Những tưởng điều đó đã qua đi, thế nhưng các đợt bùng phát Covid-19 gần 2 năm qua lại làm sống dậy những lời dự báo đó.

Thành thật mà nói, những tác động tiêu cực do Covid 19 gây ra là không thể phủ nhận. Apple gần đây đã quyết định trì hoãn việc cho nhân viên quay trở lại văn phòng ít nhất là tới tháng 1/2022, lùi lại so với mục tiêu ban đầu là tháng 10/2021. Rõ ràng Apple đang đề cao sự an toàn cho nhân viên khi số ca nhiễm ngày càng tăng, kèm theo là sự phát triển của biến chủng Delta và Lambda.

"Apple hiện có vị thế tốt hơn hầu hết các đối thủ để có thể nhanh chóng hồi phục trong một thế giới hậu COVID" – nhà phân tích Amit Daryanani của Evercore nói. Ảnh: @AFP.

"Apple hiện có vị thế tốt hơn hầu hết các đối thủ để có thể nhanh chóng hồi phục trong một thế giới hậu COVID" – nhà phân tích Amit Daryanani của Evercore nói. Ảnh: @AFP.

Thậm chí, trước đây nhà phân tích Rod Hall của Goldman Sachs đã đưa ra khuyến nghị rằng, các mảng kinh doanh dịch vụ của Apple, bao gồm Apple Music, iCloud, Apple TV+ và nhiều dịch vụ khác nữa, cũng sẽ suy giảm.

Tuy nhiên, dù chúng ta ai cũng đều biết việc đóng cửa và hạn chế đi lại sẽ làm tổn hại nhiều đến nền kinh tế chung. Mặc dù vậy, nhà hàng, giải trí và du lịch sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Ngược lại, những gã khổng lồ công nghệ như Apple thực sự lại đang được hưởng lợi về dịch vụ trực tuyến. Đó là nguyên nhân nền đầu tiên.

Trụ vững mảng dịch vụ là thế quyền trượng sống còn

Nhìn vào dữ liệu kinh doanh hiện tại, cũng như hiện trạng đa số cửa hàng bán lẻ của Apple đang đóng cửa trên toàn thế giới – thật dễ dàng rút ra kết luận rằng, đây đang là quãng thời gian khó khăn cho gã khổng lồ công nghệ này.

Quả thật, số người sẵn lòng mua iPhone ít hơn, ít cửa hàng mở cửa hơn, cũng như cả các báo cáo cho biết về tình trạng thiếu hụt trong chuỗi cung ứng. Đây rõ ràng là khoảng thời gian tồi tệ cho Apple. Nhưng các đối thủ của Apple cũng chịu chung số phận này, nếu không muốn nói còn trầm trọng hơn khi họ không có một thương hiệu sản phẩm mạnh như Apple.

Còn cho đến nay, hiện tại các mảng kinh doanh dịch vụ vẫn đang là một trong những trụ cột vững chắc trong tổng doanh thu của Apple. Và khi đa số người dùng phải ở trong nhà, khó có thể tin mảng kinh doanh dịch vụ của Apple lại đi xuống trong thời điểm này.

Apple TV+ có thể không phải là lần ra mắt thành công nhất mà ta từng thấy từ trước đến nay, nhưng dịch vụ Apple Music vẫn đang tăng trưởng mạnh và iCloud đã trở thành dịch vụ phải có của hầu hết người dùng thiết bị Apple. Hiện vẫn còn một lượng người dùng iPhone và iPad khổng lồ đang sử dụng các dịch vụ đó.

Dựa vào những con số Apple đã công bố, doanh thu của mảng dịch vụ đã tăng đáng kể trong năm 2020. Trên thực tế, ba quý cuối năm, mảng này chiếm hơn 20% tổng doanh thu. Các dịch vụ bao gồm dịch vụ Đám mây, Apple Music, quảng cáo, video, thanh toán và bảo hiểm.

Một ví dụ điển hình, một cặp vợ chồng đăng ký Apple TV chỉ với 4,99 USD - một khoản tiền có thể bỏ ra mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, khi họ bổ sung thêm vào các dịch vụ Apple Music và iTunes Match hiện có, chi phí tổng cộng sẽ lên tới 265 USD mỗi năm.

Rõ ràng, họ không phải là người duy nhất như vậy vì xu hướng này đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ. Một số người khác say mê Ted Lasso - ngôi sao truyền hình mới nổi trên AppleTV+. Số thuê bao mà Apple hiện có đã chạm mốc 700 triệu - tăng vọt 150 triệu so với năm ngoái.

Đối với thu nhập quý 2 năm 2021, mảng Dịch vụ mang lại 17,5 tỷ USD, tăng 33% so với 13,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái và tăng từ 16,9 tỷ USD trong quý trước. Đây là một kỷ lục mới.

Các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon liên tục đạt lợi nhuận kinh doanh kỷ lục, bất chấp những rào cản do đại dịch gây ra. Ảnh: @AFP.

Công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon liên tục đạt lợi nhuận kinh doanh kỷ lục, bất chấp những rào cản do đại dịch gây ra. Ảnh: @AFP.

Có thể thấy, Apple đã thể thu lời mạnh từ mảng dịch vụ. Công ty Mỹ đã tận dụng lượng khách hàng iPhone khá lớn của mình để đẩy mạnh lợi nhuận mảng dịch vụ âm nhạc, ứng dụng, game, và video.

"Phân khúc dịch vụ của Apple vẫn sẽ duy trì được phong độ trong môi trường làm việc tại nhà hiện nay, cho thấy tính bền vững trong mô hình kinh doanh của Apple" – nhà phân tích Krish Sankar của Cowen cho biết. Riêng điều đó thôi cũng đã khiến Apple trở nên hấp dẫn hơn các đối thủ khác – các thương hiệu smartphone vốn không có một hệ sinh thái chặt chẽ như Apple hiện nay.

Việc làm chủ được một nền tảng iOS riêng, một hệ sinh thái dịch vụ riêng biệt, khiến cho hầu như mọi thiết bị được Apple ra mắt đều trở nên hấp dẫn đối với người dùng, đặc biệt là những người đang sở hữu các iPhone cũ nhiều năm tuổi.

Apple: "Muốn sống sót giữa đại dịch thì phải có thật nhiều tiền"

Nhưng điều quan trọng hơn cả đối với sự sinh tồn của Apple giữa lúc đại dịch này là túi tiền của họ. Với 200 tỷ USD tiền mặt trong tay, Apple không chỉ sống tốt qua đại dịch, mà còn củng cố thêm cho sức mạnh của mình trong khi nhìn đối thủ dần dần suy kiệt vì ảnh hưởng của đại dịch.

Từ nhiều năm nay, ông Cook đã luôn bị chỉ trích vì không chịu thực hiện các thương vụ thâu tóm lớn. Nhưng trên thực tế, đó sẽ là bước đi không khôn ngoan nếu vung tiền vào lúc đó.

Apple, luôn có những bước đúng không ngoan dù cho ở trong bối cảnh nào. Ảnh: @AFP.

Apple, luôn có những bước đúng không ngoan dù cho ở trong bối cảnh nào. Ảnh: @AFP.

Giờ đây, khi hầu hết các công ty đều đang lâm vào cảnh khó khăn và giá trị thị trường sụt giảm sâu chưa từng thấy, đây sẽ là thời điểm hoàn hảo để Apple thực hiện bất kỳ thương vụ nào mình muốn với giá trị hợp lý hơn rất nhiều. Và quả thật, công ty đang bắt đầu dùng đến núi tiền của mình: họ mua DarkSky - ứng dụng thời tiết tốt nhất hiện nay, mua Voysis – startup dùng trí tuệ nhân tạo để cải thiện trợ lý ảo mua sắm, mua NextVR – công ty tạo ra các sự kiện trực tiếp bằng thực tế ảo. Các thương vụ này đều nhằm củng cố hơn nữa sự khác biệt giữa iPhone và phần còn lại của thế giới smartphone.

Điều này không có nghĩa Apple miễn nhiễm hoàn toàn với đại dịch Covid-19. Tác hại trong ngắn hạn chính là những điều chúng ta đã thấy trong thời gian qua. Nhưng chắc chắn họ vẫn đang sống khỏe hơn nhiều đối thủ cạnh tranh của mình. Kết hợp với núi tiền khổng lồ mà họ đang nắm giữ trong tay và trong tương lai xa hơn nữa, chúng ta sẽ thấy Apple có một vị trí mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nói tóm lại, có thể thấy không những sống rất tốt, mà Apple còn ung dung ra mắt sản phẩm mới với sự ủng hộ của người dùng. Apple đúng là Apple, luôn có những bước đi không ngoan dù cho ở trong bối cảnh nào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem