Dọc con đường từ Đồng Kỵ đến xã Hương Mạc, có thể dễ dàng bắt gặp những biển hiểu dày đặc tiếng Trung Quốc
Chỉ cách Hà Nội khoảng 20km nhưng khi đến các khu phố phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), người ta sẽ có cảm giác như đi lạc vào khu phố của người Trung Quốc.
Những biển hiệu in đan xen chữ tiếng Việt “khiêm tốn”, còn tiếng Trung dày chi chít. Thậm chỉ nhiều tấm biển quảng cáo khổ lớn chỉ toàn tiếng Trung.
Theo người dân địa phương, các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hầu hết xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc cũng đến làng nghề nên để biển hiệu như vậy để dễ giao dịch.
Những biển hiệu quảng cáo ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận thôn Kim Bảng, xã Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo.
Đứng cạnh một biển hiệu đỏ chóe, cao quá đầu, dày đặc chữ Trung Quốc, bà Nguyễn Kim Tuyến (60 tuổi, Kim Bảng, Hương Mạc, Từ Sơn) phần trần:
“Tấm biển này của một công ty vận tải Trung Quốc. Họ xin để nhờ để quảng cáo. Tôi nhìn không thấy chữ tiếng Việt nào cũng nghịch mắt nhưng lại nghĩ hoạt động của họ cũng góp phần cho công việc buôn bán của người dân làng nghề. Vì vậy tôi đồng ý cho họ để trước cửa”.
Được biết, đây không phải là lần đầu xuất hiện các tấm biển này, năm 2013, sau khi báo chí phản ánh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Ninh yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ hàng trăm biển hiểu ở Đồng Kỵ, Phù Khê và Hương Mạc.
Biển quảng cáo của một công ty vận tải Trung Quốc dựng tại nhiều địa điểm ở Hương Mạc
Bà Tuyến cho hay những sản phẩm của làng nghề đều xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc sang đây nên người dân đặt biển cho tiện giao dịch
Một cửa hiệu mỹ phẩm, túi xách ở xã Phù Khê
Biển hiệu quán ăn
Đến Phù Khê, Hương Mạc người ta có cảm giác như lạc vào một khu phố người Trung Quốc
Những tấm biển dán từ đường lớn đến ngõ nhỏ
Một số hộ kinh doanh còn đặt biển kiên cố, cầu kỳ viết chữ Trung Quốc.
Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định cụ thể: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.