Những cuốn sách bị "nguyền rủa" xuất hiện ở châu Âu thời Trung cổ. Sở dĩ những tác phẩm này bị như vậy xuất phát từ việc chúng thường bị kẻ xấu trộm mất.
Cụ thể, khi ngành in ấn chưa ra đời, những cuốn sách được tạo ra bằng việc chép tay. Để hoàn thành một cuốn sách tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Những người chép sách thường là các nhà sư, học giả... có khả năng viết đẹp và vẽ các hình minh họa. Họ phải làm việc vô cùng tỉ mỉ để tránh xảy ra sai sót.
Do vậy, mỗi cuốn sách chép hoàn toàn bằng tay vô cùng giá trị. Điều này vô tình khiến chúng trở thành mục tiêu bị trộm cắp.
Dưới thời Trung cổ, nhiều thư viện bảo quản các cuốn sách quý bằng cách xích chúng vào bàn để độc giả không thể trộm mang về nhà.
Ngoài cách này, người xưa còn có "độc chiêu" chống trộm sách là ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách có ghi lời chú mang nội dung nguyền rủa.
Những lời nguyền chủ yếu có nội dung kẻ nào trộm sách sẽ đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa và bị trừng phạt với những nỗi đau tột cùng.
Thậm chí, có cuốn sách viết lời nguyền chết chóc với nội dung nếu kẻ nào trộm sách sẽ bị chiên trong chảo, treo cổ, mắc bệnh dẫn đến tử vong...
Vào thời Trung cổ, trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng được so sánh ngang với tội giết người và báng bổ thần thánh.
Những lời nguyền viết ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách không chỉ nhắm đến những người trộm sách mà còn hướng tới những người có hành vi không tôn trọng sách như làm bẩn, rách các trang sách, ngủ gục lên sách...
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.