Tàu chiến đấu ven biển (LCS) của Mỹ tiêu tốn quá nhiều tiền của nhưng hoạt động không ấn tượng.
Theo National Interest, cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ hồi giữa tháng 5.2019 công bố báo cáo cho thấy hải quân Mỹ đã chi 30 tỷ USD cho chương trình Tàu chiến đấu ven biển (LCS) kể từ năm 2004.
Tính đến năm 2019, chỉ có 10 tàu LCS đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu. 4 chiếc dự kiến triển khai hoạt động trong năm tới. Nhận ra những nhược điểm không thể khắc phục của tàu LCS, Lầu Năm Góc đã giảm đơn đặt hàng xuống còn 35 tàu.
Hải quân Mỹ cũng đặt hàng thêm 20 khinh hạm trang bị vũ khí hạng nặng để thay thế cho số lượng tương đương tàu LCS bị ngừng sản xuất. Đó là bởi tàu LCS dù có tính năng kỹ thuật ấn tượng, nhưng thực tế lại có khả năng chiến đấu rất tệ, theo NI.
Trong một kịch bản mô phỏng hải chiến Mỹ-Trung ở Biển Đông, các chuyên gia đã đặt ra giả thuyết rằng Mỹ điều các tàu LCS đến đối phó với tàu chiến Trung Quốc.
“Kết quả không hề tốt chút nào và là bài học lớn đối với hải quân Mỹ”, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami viết.
Trận hải chiến giả định diễn ra ở bãi cạn Scarborough tại Biển Đông. Tháng 6.2012, Trung Quốc đã chiếm thành công bãi cạn Scarborough từ tay Philippines và cho đến nay không ngừng gia tăng các hoạt động kiểm soát bãi cạn này.
Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc.
Theo mô phỏng trên máy tính, lực lượng Trung Quốc bao gồm tàu khu trục Changde, tàu hộ vệ Qinzhou, bất ngờ đánh úp các tàu Philippines. Hai tàu LCS của Mỹ, bao gồm Fort Worth và Freedom có mặt ngay sau đó. Tàu khu trục Halsey của Mỹ cũng đang trên đường đến yểm trợ.
“Mỹ đang đánh cược vì tàu LCS rất dễ bị tên lửa chống hạm vô hiệu hóa, trong khi vũ khí cũng không phải là xuất sắc”, Mizokami viết. “Tàu Qinzhou có thể đã hết tên lửa chống hạm vì phải đối phó với tàu Philippines, nhưng tàu Changde thì vẫn còn kho vũ khí tương đối đầy đủ”.
Ngày nay, Mỹ đang nâng cấp cho các tàu LCS để mang theo tên lửa chống hạm, nhưng những điểm yếu thì vẫn còn đó. Tàu LCS không thể sống sót trong môi trường chiến đấu ác liệt vì chúng được sử dụng những vật liệu nhẹ để tiết kiệm chi phí, báo cáo của Lầu Năm Góc từng cho biết.
Ở tốc độ tối đa 74 km/giờ, các tàu LCS Fort Worth và Freedom bắt đầu tham chiến. Ở khoảng cách 7km, Fort Worth nổ súng nhằm vào tàu Qinzhou bằng pháo hạm 57mm. Tàu Trung Quốc đáp trả bằng pháo hạm 76mm.
Lớp giáp mỏng khiến tàu LCS dễ tổn thương, và kết quả là tàu Fort Worth bị vô hiệu hóa tổ hợp tên lửa Griffin, theo mô phỏng trên máy tính. Tàu chiến Mỹ bị hư hại nặng, cố gắng bỏ chạy trong khi không ngừng bị nã pháo.
Trung Quốc chiếm bãi cạn Scaborough từ tay Philippines năm 2012.
Chưa dừng lại, tàu khu trục Halsey phát hiện 2 tên lửa chống hạm khác được phóng từ mặt nước ở vùng lân cận thuộc bãi cạn Scaborough, nhằm vào tàu Fort Worth, không rõ có phải là từ tàu ngầm hay không.
Tàu khu trục Halsey cố gắng đánh chặn bằng loạt 4 tên lửa SM-6. Dù kết quả thế nào, Fort Worth cũng bị đánh chìm trong mô phỏng trên máy tính.
Trong khi đó, tàu LCS Freedom chiếm ưu thế so với tàu Changde, khi vô hiệu hóa pháo hạm của đối phương. Nhưng các tên lửa Griffin chưa đủ mạnh để khiến tàu khu trục Trung Quốc đầu hàng.
Ngày nay, các tàu LCS được nâng cấp để mang theo tên lửa NSM với đầu đạn 125kg, nhưng như vậy cũng chỉ có sức công phá bằng một nửa tên lửa Harpoon trang bị trên các tàu khu trục và tàu tuần dương Mỹ.
Theo kết quả mô phỏng hải chiến, tàu LCS Freedom đánh chìm tàu khu trục Changde của Trung Quốc, nhưng bị tàu Quinzhou quay lại kết liễu.
Chuyên gia Mizokami nhấn mạnh rằng đây chỉ là mô phỏng trên máy tính, một trận hải chiến thực tế sẽ rất khó đoán vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố không thể xác định trước.
Nhưng có một sự thật là các tàu LCS của Mỹ đã tiêu tốn một khoản tiền ngân sách lớn, nhưng hoạt động không đạt kỳ vọng. Kết quả là hải quân Mỹ vẫn sẽ phải đóng mới các khinh hạm trang bị vũ khí hạng nặng.
Tờ Business Insider so sánh sức mạnh của 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới ở 4 hạng mục khác nhau, trong trường...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.