Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Ảnh minh họa.
Theo Business Insider, sau khi cường kích Su-22 Syria bị chiến đấu cơ F/A-18 Mỹ bắn hạ, Nga tuyên bố coi mọi máy bay Mỹ hoạt động ở phía tây sông Euphrates là mục tiêu.
Theo chuyên gia quân sự Omar Lamrani đến từ Trung tâm phân tích tư nhân Stratfor (Mỹ), Nga hiện duy trì khoảng 25 chiến đấu cơ ở Syria để hỗ trợ quân đội chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong số này, chỉ có khoảng 10 chiếc có khả năng không chiến mạnh mẽ như Su-35 và Su-30. Các máy bay này sẽ phải đối diện và hàng chục chiến đấu cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS George H. W. Bush.
Mỹ cũng duy trì phi đội F-15 và F-16, máy bay ném bom chiến lược B-1, B-52 ở các căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Jordan. Ngoài ra, sức răn đe của Mỹ còn nằm ở hàng trăm quả tên lửa hành trình Tomahawk và chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-22 và F-35.
“Nga có nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân đặt tại Syria, họ không hề dễ dàng bị khuất phục”, Lamrani nói. “Nhưng quân đội Mỹ chiếm ưu thế hoàn toàn trên không nhờ số lượng máy bay vượt trội”.
Tiêm kích F-22 Raptor phong tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder.
Nhưng liệu cuộc đụng độ Nga-Mỹ ở Syria có thể diễn ra như thế nào? “Lực lượng Mỹ ở Syria đang hết sức thận trọng”, Lamrani nói. “Cả phi đội máy bay Mỹ luôn sẵn sàng đáp trả mọi hành động từ Nga”.
Lamrani nói ngoài việc sử dụng chiến đấu cơ đa năng F/A-18 cho hầu hết nhiệm vụ ném bom và không chiến, Mỹ vẫn bí mật đưa tiêm kích hiện đại F-22 vào chiến đấu ở Syria.
Bằng một cách nào đó, Nga bắn rơi chiến đấu cơ Mỹ, tiêm kích F-22 sẽ truy đuổi và hạ gục mục tiêu trước khi máy bay Nga kịp trở về căn cứ.
Đó là lúc Nga cần phải suy nghĩ kỹ về những bước đi tiếp theo, và cả khả năng giao chiến với toàn bộ máy bay Mỹ trong khu vực.
Theo chuyên gia Lamrani, Mỹ sẽ hành động ngay khi phát hiện máy bay Nga xuất kích hàng loạt. “Mỹ sẽ không lịch thiệp đến mức đợi phi đội máy bay Nga cất cánh rồi mới đáp trả”.
Đợt tấn công của Mỹ nhằm vào Nga sẽ luôn khởi đầu bằng tên lửa hành trình Tomahawk, theo chuyên gia quân sự.
Thay vào đó, đợt tấn công đầu tiên sẽ là loạt tên lửa hành trình phóng từ nhóm tác chiến tàu sân bay George H. W. Bush, giống như 59 quả tên lửa Mỹ nã xuống căn cứ không quân Syria hồi tháng 4.
Nhưng lần này, mục tiêu của những quả tên lửa Tomahawk là hệ thống S-300, S-400 và các tổ hợp phòng không tầm ngắn khác của quân đội Nga. Các máy bay tác chiến điện tử có thể tham gia vào đợt tấn công này để đảm bảo tên lửa đánh trúng mục tiêu.
Sau khi vô hiệu hóa năng lực phòng không của Nga, đợt phóng tên lửa hành trình thứ hai sẽ nhằm vào căn cứ không quân Nga ở Syria, phá hủy tất cả những máy bay nào còn chưa kịp cất cánh.
Đến lúc này, các chiến đấu cơ Mỹ sẽ làm chủ bầu trời và tung đòn quyết định nhằm vào lực lượng Nga còn lại.
Về khả năng Nga đáp trả, ông Lamrani nói một vài tàu khu trục mang tên lửa Kalibr và 25 chiến đấu cơ Nga không gây thiệt hại được nhiều cho tàu chiến và máy bay Mỹ.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Syria có thể không đứng vững trước lực lượng chiến đấu cơ và tàu chiến hùng hậu của Mỹ.
Đó là chưa kể đến các căn cứ không quân Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Qatar. Nga có thể vô hiệu hóa nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở Địa Trung Hải nhưng viễn cảnh lực lượng Nga nã tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở nước ngoài là điều rất khó xảy ra.
Người Nga hiểu rằng họ ở thế yếu hơn so với lực lượng Mỹ tại Syria nên họ không dễ dàng dám bắn rơi máy bay Mỹ, ông Lamrani nhận định.
Sa lầy vào cuộc chiến ở Syria cũng tạo ra hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế và xã hội Nga, Anna Borshchevskaya, chuyên gia về chính sách ngoại giao Nga tại Viện nghiên cứu ở Washington nói.
Ở Syria, chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin Putin phụ thuộc nhiều vào chính sách đối nội, bà Borshchevskaya nói. “Việc để cho binh sĩ Nga hy sinh tính mạng khi chiến đấu với lực lượng Mỹ là điều ông Putin không mong muốn”.
Việc chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-22 của không quân Syria khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin chịu nhiều...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.