Tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tăng 3,68% so với cuối năm 2013.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức, triển khai chính sách tín dụng như: Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng, chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất các sản phẩm nông sản xuất khẩu, mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, trả lời báo chí, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đề xuất: Để kích tín dụng đôi khi không cần phải là giải pháp từ phía ngân hàng mà vẫn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, tiếp tục miễn giảm thuế một đợt nữa, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cắt bớt một nửa thời gian khai thuế, thuế quan, làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí họ cũng thấy phấn chấn hơn trong kế hoạch mở rộng kinh doanh. Sắp tới cắt bớt nữa thủ tục liên quan đến bất động sản như cấp phép xây dựng…
Cùng với giải pháp trên phối hợp với các chương trình tín dụng khác từ phía ngân hàng như đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay đóng tàu vỏ thép, nới lỏng điều kiện cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng… sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả.
Trước đây, các ngân hàng thương mại chỉ dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản để phòng ngừa rủi ro. Bây giờ, để cải thiện tình hình này, cán bộ tín dụng phải gần với doanh nghiệp hơn để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: Muốn tăng trưởng tín dụng tốt thì sức khỏe của doanh nghiệp phải tốt, và phải hấp thụ được vốn. Doanh nghiệp đang gặp khó thì ngân hàng phải có biện pháp tháo gỡ cho họ để vực doanh nghiệp đứng lên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.