Kiểm lâm
-
Phóng viên Dân Việt đã nhiều ngày đi xuyên rừng để tận mắt chứng kiến cảnh phá rừng pơ mu ngay vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
-
Chúng tôi thật sự không dám tin vào tai và mắt mình nữa, khi hòa cùng "lâm tặc", đi bộ hàng chục tiếng đồng hồ để trực tiếp chứng kiến cảnh phá rừng pơ mu cổ thụ, tàn sát vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
-
Ngay sau khi Báo NTNN/Dân Việt đăng tải loạt bài “Lật mặt nạ các phù thủy hô biến nhiều cánh rừng cổ thụ”, Cục Kiểm lâm đã ra Văn bản chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm các tỉnh mà loạt bài nêu, nhằm ngăn chặn, xử lý tình trạng mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép cây cảnh, cây bóng mát từ rừng tự nhiên.
-
Như quá trình điều tra của PV Dân Việt đã thể hiện, qua sự tấn công khốc liệt bởi bàn tay con người, nhiều cây cổ thụ đã bị khai thác bằng những cách tàn nhẫn nhất, có thể gọi đó là một sự hủy hoại theo đúng nghĩa.
-
Ở thủ phủ cung cấp cây bằng lăng đại thụ thuộc 2 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, chúng tôi đã có nhiều ngày vào vai dân "buôn thời gian" thông qua việc bứng các cây gỗ hàng trăm năm tuổi từ thiên nhiên hoang dã về… trồng trong vườn cảnh.
-
Ngoài Pú Nhung, Rạng Đông và Ta Ma, thì Phình Sáng cũng được coi là thủ phủ của gỗ nghiến tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Để những cây gỗ quý không tiếp tục bị đốn hạ, các chủ rừng và người dân nơi đây vẫn luôn tâm niệm: Dù khó khăn đến mấy cũng phải bảo vệ cho bằng được tài nguyên vàng này.
-
Liên quan đến vụ "Lâm tặc tố được kiểm lâm tiếp tay", Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định kỷ luật khiển trách đối với một Kiểm lâm viên và phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với hai lãnh đạo Hạt Kiểm lâm.
-
Qua đo đếm, lực lượng chức năng xác định cây gỗ giáng Hương bị cưa hạ trái phép có khối lượng 7,568 m³; 4 cây gỗ Sp7 có khối lượng 6,398 m³. Thời gian qua, huyện Kbang (Gia Lai) được xác định là điểm nóng về tình trạng khai thác gỗ trái phép.
-
Ngoài việc buông lỏng, làm ngơ trước nạn phá rừng, lực lượng bảo vệ rừng còn ém luôn tình trạng mất rừng từ năm này sang năm khác để... trốn trách nhiệm. Những tiêu cực, vô trách nhiệm trong lực lượng này chính là “thủ phạm” khiến hàng chục nghìn ha rừng của Tây Nguyên bị “xóa sổ”.
-
Theo kết quả xác minh ban đầu, từ năm 2006 - 2016, lãnh đạo và nhân viên 4 công ty lâm nghiệp tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, để hơn 22.000 ha rừng bị chặt phá, đất rừng bị lấn chiếm.