Kinh ngạc tốc độ tỷ phú công nghệ thế giới ngày càng trẻ hoá

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 14/08/2021 09:47 AM (GMT+7)
Hãy cùng điểm lại những gương mặt là bằng chứng cho thấy, giới tỷ phú thế giới đã “trẻ hóa” từ rất lâu, và phần lớn các gương mặt này đều đón đầu lĩnh vực phát triển công nghệ.
Bình luận 0

Dựa vào thông tin chi tiết từ Danh sách tỷ phú năm 2020 của tạp chí nổi tiếng Forbes, dưới đây là các gương mặt "đình đám" với độ tuổi bước vào làng tỷ phú khiến ai cũng hết sức kinh ngạc. 

1. Tỷ phú Mark Zuckerberg – 23 tuổi

“Ông trùm” Facebook là tỷ phú tự thân trẻ nhất mọi thời đại. Ảnh: @Google.

“Ông trùm” Facebook là tỷ phú tự thân trẻ nhất mọi thời đại. Ảnh: @Google.

"Ông trùm" Facebook là tỷ phú tự thân trẻ nhất mọi thời đại. Sau khi Facebook IPO vào năm 2008, Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú ở tuổi 23. Hơn 10 năm sau, tài sản của Zuckerberg đã tăng lên 99,6 tỷ USD. Thành tựu này khá đặc biệt bởi khi Bill Gates trở thành tỉ phú ở tuổi 31 vào năm 1987, ông được xem là người trẻ nhất trong hội tỷ phú thế giới. Nhưng đến năm 2008, ở tuổi 23, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã soán ngôi ông trùm Microsoft.

2. Evan Spiegel – 25 tuổi

Đồng sáng lập kiêm CEO Snapchat. Ảnh: @Google.

Đồng sáng lập kiêm CEO Snapchat. Ảnh: @Google.

Đồng sáng lập kiêm CEO Snapchat trở thành tỷ phú vào năm 25 tuổi. Ông cũng là một trong những người trẻ nhất đạt danh hiệu tỷ phú. Spiegel khi năm 30 tuổi đã có tài sản khoảng 4,5 tỷ USD.

3. Larry Page – 30 tuổi

Larry Page là đồng sáng lập Google. Ảnh: @Pixabay.

Larry Page là đồng sáng lập Google. Ảnh: @Pixabay.

Larry Page là đồng sáng lập Google. Ông gia nhập câu lạc bộ tỷ phú năm 2004 ở tuổi 30 khi Google phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Tài sản ròng của Page khoảng 66,8 tỷ USD (tính tới năm 2020).

4. Bill Gates – 31 tuổi

Bill Gates thành tỷ phú năm 1987. Ảnh: @AFP.

Bill Gates thành tỷ phú năm 1987. Ảnh: @AFP.

Bill Gates chính thức trở thành tỷ phú vào năm 1987 khi ông 31 tuổi. Ông là nhà sáng lập Microsoft và nhà thiện nguyện nổi tiếng. Dù cam kết dành phần lớn tài sản cho việc từ thiện, nhưng ông cũng có khối tài sản ròng 113,5 tỷ USD.

5. Jeff Bezos – 35 tuổi

Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO Amazon từ triệu phú thành tỷ phú ở tuổi 35. Ảnh: @Pixabay.

Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO Amazon từ triệu phú thành tỷ phú ở tuổi 35. Ảnh: @Pixabay.

Năm 1999, cổ phiếu Amazon tăng giá đã giúp Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO, từ triệu phú thành tỷ phú ở tuổi 35. Bezos nắm ngôi vị người giầu nhất hành tinh và cũng là người đầu tiên trên thế giới có tài sản ròng vượt 100 tỷ USD. Ông sở hữu khối tài sản ròng 188,1 tỷ USD (tính tới năm 2020).

6. Elon Musk – 41 tuổi

Đồng sáng lập PayPal và Tesla Motors, SpaceX. Ảnh: @Pixabay.

Đồng sáng lập PayPal và Tesla Motors, SpaceX. Ảnh: @Pixabay.

Đồng sáng lập PayPal và Tesla Motors, SpaceX đạt danh hiệu tỷ phú vào năm 2012 khi ông 41 tuổi. Tài sản ròng của Elon Musk tỉ lệ thuận với thành công của Tesla cùng SpaceX. Khối tài sản ròng của Musk là 68 tỷ USD (tính tới năm 2020).

Dựa vào danh sách trên, có thể thấy các gương mặt đã bước vào làng tỷ phú ở độ tuổi rất trẻ. Vậy đâu là điểm chung ấn tượng nhất để mang đến vị thế thành công cho họ ngày hôm nay?

Nắm bắt được xu hướng

Bí quyết đầu tiên tạo thành công cho các tỷ phú công nghệ là khả năng nắm bắt được lợi thế trong xu hướng kinh doanh mới.

Internet đã trở thành một xu hướng và trong khi hầu hết mọi doanh nghiệp trong ngành này nỗ lực duy trì thị phần của mình, thì các tỷ phú Internet lại tìm kiếm những cách thức tạo ra tác dụng đòn bẩy, thông qua việc nắm bắt những xu hướng mới, mạnh dạn thay đổi để tìm kiếm sự phát triển đột phá công nghệ.

Khởi nghiệp từ nền tảng nhỏ bé từ độ tuổi rất trẻ

Các doanh nhân công nghệ không thể trở thành tỷ phú sau 1 đêm, mà họ thường phát triển từ quy mô nhỏ và rất thiếu thốn. Hầu hết mọi người đều rất ngưỡng mộ các tỷ phú công nghệ như Mark Zuckerberg, Jeff Bezos, Larry Page, nhưng chả mấy ai biết họ đã khởi nghiệp ra sao.

Thật thú vị là Mark Zuckerberg, Larry Page, Jerry Yang, David Filo và Sergey Brin đều bắt đầu sự nghiệp kinh doanh Internet của mình tại phòng ngủ tập thể. Còn Jeff Bezos thì "khai sinh" ra Amazon tại chính garage của mình.

Phần lớn các tỷ phú công nghệ làm giàu nhờ tư duy khác người. Ảnh: @Pixabay.

Phần lớn các tỷ phú công nghệ làm giàu nhờ tư duy khác người. Ảnh: @Pixabay.

Những con người vĩ đại này không ngồi nghĩ ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh rồi đợi nhà đầu tư rót vốn, mà họ bắt tay ngay vào việc thực hiện ý tưởng bằng nguồn lực của chính mình, và rồi phát triển dần cho tới khi có được tiếng tăm.

Biết cách tạo sản phẩm cung cấp miễn phí cho cộng đồng

Thực tế, người tiêu dùng được hưởng lợi rất nhiều từ thành quả của các tỷ phú công nghệ. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn được sử dụng miễn phí các ứng dụng công nghệ, như gọi điện thoại miễn phí, gửi thư điện tử miễn phí, chat miễn phí… Chính sự cống hiến phi thường của những người sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ này là nền tảng mang lại thành công ngoạn mục cho họ, biến họ trở thành những tỷ phú đáng kính.

Hiện thực hoá những khát khao đổi mới

Hầu hết các tỷ phú Internet không phải là những kỹ sư thực thụ trong lĩnh vực của mình, mà họ là những người đi sau, song có khát khao đổi mới và chiến lược cạnh tranh quyết liệt. Google và Yahoo đâu có phải là các công cụ tìm kiếm đầu tiên. Trước họ đã có Ask.com, nhưng Google và Yahoo đã nhanh chóng vượt trội và đến nay, không mấy ai còn nhớ đến Ask.com nữa.

"Chúng tôi hướng và đổi mới và tin tưởng rằng, ứng dụng di động là địa hạt chủ đạo", ông Larry Page, người đồng sáng lập Google nói. Tương tự, Amazon cũng không phải là cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên. Nhưng với chiến lược đổi mới, Jeff Bezos đã đưa Amazon lên vị trí số 1 thế giới hiện nay về bán hàng trực tuyến.

Có sứ mệnh rõ ràng

"Điều mà tôi luôn trăn trở là sứ mệnh tạo ra một thế giới mở", Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập ra Facebook cho biết.

Có thể thấy, một trong những lý do để các doanh nhân Internet trở thành tỷ phú là bởi họ mang trong mình một sứ mệnh cao cả, đó là sứ mệnh tác động tích cực đến đời sống con người. Nói chung, sứ mệnh kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để khởi nghiệp kinh doanh, cũng như để duy trì hoạt động và phát triển. Nếu không có một sứ mệnh kinh doanh mạnh mẽ, bạn có thể thành công, song thành công đó cũng sẽ sớm qua đi.

Tái đầu tư vào kinh doanh

Trong 5 năm qua, Jeff Bezos không chi trả cổ tức. Trong khi đó, Larry Page và Sergey Brin làm việc miệt mài, song không lĩnh một đồng. Các doanh nhân Internet này đã trở thành tỷ phú bởi họ đã tái đầu tư không chỉ lợi nhuận, mà cả thời gian và các nguồn lực khác của mình cho kinh doanh.

Thay vì chia lợi nhuận rồi vung vãi vào cuộc tiệc tùng, họ lựa chọn cách không nhận lợi nhuận để tập trung vốn đầu tư mở rộng kinh doanh thông qua chiến lược thâu tóm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem