Kinh nghiệm nuôi lợn rừng

  • Từ nghị quyết phát triển chăn nuôi của Đảng ủy xã, người dân xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã tập trung nuôi lợn rừng. Đàn lợn rừng với số lượng tăng qua các năm, cho lãi hơn 100 triệu đồng/hộ/năm.
  • Anh Trần Nam Giang, SN 1977 ở thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) mạnh dạn nuôi lợn rừng bằng thảo dược, mỗi năm “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng. Mô hình nuôi lợn rừng của anh Giang tỏ ra hiệu quả hơn trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao...
  • Tận dụng diện tích đất rộng và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, anh Ngô Văn Huynh, sinh năm 1974, thôn Thượng, xã Bằng Lang (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) xây dựng thành công mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng. Hiện, trong chuồng anh đang nuôi trên 100 con lợn rừng to, nhỏ.
  • Giữa những cơn bão “giải cứu” do giá lợn hơi rớt thê thảm hay bệnh dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn rừng lai có bộ lông sọc lửa của gia đình bà Hoàng Thị Quảng (thôn Nà Ràng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) vẫn đắt hàng với mức giá cao gấp 3-4 lần lợn trắng.
  • Với ý tưởng cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho khách hàng, lão nông Đặng Văn San, dân tộc Dao, thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đã thành công với trang trại nuôi lợn rừng. Từ nuôi loài lợn lông như chổi xể này, mỗi năm ông San đút túi 150 triệu đồng.
  • Là một trong những người đầu tiên đưa lợn rừng về vùng nông thôn ven biển nuôi và làm giàu từ nuôi lợn rừng, anh Nguyễn Văn Toản (45 tuổi, ở xóm 14, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) được nhiều người dân trong vùng nể phục. Mô hình nuôi lợn rừng cho ăn thân cây chuối và rau muống của anh Toản mỗi năm thu về nửa tỷ đồng và được nhiều hộ học hỏi, làm theo.
  • Qua sự giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Đắc tại thôn Chung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ông Đắc với mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng, mỗi năm cho thu lãi 250-300 triệu đồng...
  • Từng con lợn sọc dưa phóng nhanh như tên lửa, lao đến khi “chị chủ” Lý Thị Yến thôn Nà Múc, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đưa những lá chuối vào trong chuồng. Chỉ sau vài phút, những tàu lá chuối to oành ấy đã bị đàn lợn sọc dưa ngấu nghiến không còn một miếng. Nhờ khéo tay chăm đàn lợn sọc dưa ấy mà chị Yến có thu nhập hơn trăm triệu/năm.
  • Hơn 3 năm nay, anh Lý Văn Lịch (SN 1993) thôn Nà Múc, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã cho đàn lợn rừng của gia đình ăn chủ yếu là cây cỏ và đặc biệt là các loại cây thuốc thảo dược. Chính cách chăn nuôi lợn rừng còn khá hiếm ở địa phương này đã giúp gia đình anh Lịch vượt qua bão “khủng hoảng” giá lợn trước đó và giờ đây mô hình vẫn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Trong khi giá thịt lợn trên thị trường lúc sụt, khi tăng , đầu ra bấp bênh khiến nhiều hộ chăn nuôi lo lắng thì những con lợn rừng của anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vẫn xuất chuồng đều đặn. Chẳng những không rớt giá, mô hình nuôi lợn rừng đem lại cho anh Thuận thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm.