Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu/năm

Tập Thỏa Chủ nhật, ngày 12/12/2021 06:19 AM (GMT+7)
Anh Trần Nam Giang, SN 1977 ở thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) mạnh dạn nuôi lợn rừng bằng thảo dược, mỗi năm “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng. Mô hình nuôi lợn rừng của anh Giang tỏ ra hiệu quả hơn trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao...
Bình luận 0

Clip: Nông dân, Trần Nam Giang, SN 1977 ở thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) nuôi lợn rừng bằng thảo dược.

Anh Trần Nam Giang, SN 1977 trú tại thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) được nhân dân, chính quyền địa phương tín nhiệm, tin tưởng giao phó nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền xã và thôn xóm.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Anh Trần Nam Giang, thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) thành công nhờ mô hình nuôi lợn rừng. Ảnh: PV

Anh Trần Nam Giang hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kiêm Bí thư chi bộ thôn 10. Ở vai trò nào anh Nam cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nuôi lợn rừng bằng thảo dược qua sách báo

Chia sẻ về lý do bén duyên với mô hình nuôi lợn rừng bằng thảo dược, anh Trần Nam Giang, cho hay: "Trường Sơn là một xã miền núi của huyện Hương Sơn, điều kiện thổ, nhưỡng khí hậu khắc nghiệt nên khó để phát triển nông nghiệp một cách bình thường như ở đồng bằng. Tôi vô tình đọc trên báo có mô hình nuôi lợn rừng bằng thảo dược mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 3.

Lợn rừng là loài sống ngoài tự nhiên, có sức đề kháng cao nên chúng không cần tiêm phòng hay tốn một viên thuốc nào. Ảnh: PV

Nghĩ là làm, anh bắt tay vào tìm hiểu kỹ thuật qua mạng Internet, sách, báo…Đầu năm 2014, anh Giang đã quyết định đầu tư 30 triệu đồng để mua 4 con lợn rừng giống về nuôi và 50 triệu để xây dựng chuồng trại".

Theo anh Trần Nam Giang, lợn rừng có sức đề kháng cao, dễ chăm sóc, ít bệnh tật. Để chất lượng thịt lợn rừng giống như lợn ngoài tự nhiên, anh Nam đã không cho chúng ăn thức ăn công nghiệp và cho ăn thức ăn hoàn toàn bằng tự nhiên.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Ảnh: PV

"Lợn rừng là loài sống ngoài tự nhiên, có sức đề kháng cao nên chúng không cần tiêm phòng hay tốn một viên thuốc nào. Thức ăn của lợn rừng rất đơn giản, chủ yếu là các loại cỏ; rau, củ, quả và các loại thảo dược có thể trồng được xung quanh vườn của gia đình.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Trung bình một con lợn mẹ sinh được 2 lứa/năm (khoảng 8 con/ lứa). Ảnh: PV

Tôi thường cho lợn ăn cây chè khổng lồ để trị bệnh và hỗ trợ tốt đường tiêu hóa, thỉnh thoảng bổ xung thêm cá khô, cá tạp vào thức ăn để chúng có thêm chất đạm. Ngoài ra, trong quá trình lợn mẹ mang thai, tôi cho chúng ăn cây chè đắng giúp lợi sữa, tốt bụng cho cả mẹ và con"- anh Nam bật mí.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 6.

Đàn lợn rừng được anh Trần Nam Giang Đàn nuôi bán hoang dã. Ảnh: PV

Mỗi năm thu 1 tỷ đồng từ nuôi lợn rừng

Sau 7 năm gắn bó với mô hình nuôi lợn rừng, đến nay trang trại của anh Trần Nam Giang có 20 con lợn rừng nái và hơn 200 con lợn thịt. 

Trung bình một con lợn mẹ sinh được 2 lứa/năm (khoảng 8 con/ lứa). Như vậy, mỗi năm trang trại của anh Nam nhân giống được khoảng 320 con giống. Số con giống trên được anh Giang cung cấp cho các bà con chăn nuôi trong khu vực và để mình nuôi.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 7.

Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu là các loại rau, quả, đặc biệt là một số loại dược liệu. Ảnh: PV

Hàng năm, anh Giang cho ra thị trường hơn 300 con lợn rừng thịt thương phẩm, nặng khoảng 35 -40 kg/con, giá lợn rừng hơi từ 160.000 -200.000đồng/kg. 

Tính ra mỗi năm anh Trần Nam Giang thu về hơn 1 tỷ đồng từ bán lợn rừng giống, lợn rừng thịt, sau khi trừ chi phí anh còn bỏ túi được hàng trăm triệu mỗi năm.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 8.

Con lợn rừng đực được anh Nam gây nuôi làm giống, dễ nhận thấy là con lợn đực có cặp răng nanh khá dài... Ảnh: PV

Không những làm giàu cho bản thân, anh còn thành lập tổ hợp tác nông nghiệp tuần hoàn Nam Giang với mục đích chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn rừng sạch, an toàn đến cho bà con.

Đến nay, tổ hợp tác nông nghiệp tuần hoàn Nam Giang có 10 thành viên, tất cả bà con đều có nguồn thu nhập khá từ mô hình nuôi lợn rừng. Các thành viên trong tổ hợp tác đều được anh Giang cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng bằng thảo dược, miễn nhiễm dịch bệnh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 9.

Cơ sở sản xuất chế biến thịt lợn rừng trở thành sản phẩm OCOP của địa phương. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Văn Niềm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), cho biết: "Anh Trần Nam Giang là người đột phá, dám nghĩ, dám làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy phải kiêm qua nhiều chức vụ ở trong bộ máy xã, thôn nhưng anh Giang đã hoàn tốt nhiệm vụ được phân công, phát triển tốt kinh tế hộ gia đình của mình".

"Từ thành công của anh Giang, đã có nhiều hộ dân trong và ngoài xã đến học tập để về áp dụng cho mô hình của mình. Hiện tại, tổ hợp tác chăn nuôi lợn rừng Nam Giang xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương để nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chắc chắn trong tương lai mô hình chăn nuôi lợn rừng ở địa phương sẽ có bước phát triển hơn nữa" - ông Trần Văn Niềm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường, nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem