Kinh nghiệm trồng gấc
-
Trái gấc hữu cơ được Công ty CP Mekong Herbals ở huyện Củ Chi (TP.HCM) tạo ra hơn 20 dòng sản phẩm khác nhau xuất khẩu ra thế giới.
-
Ông Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh hồ hởi kể về sự có mặt của trái gấc trên địa phương của mình đã và đang mở ra một hướng làm kinh tế hiệu quả cho nông dân: “ So với trồng lúa và hoa màu khác, trái gấc tỏ rõ những ưu thế vượt trội như ít bị rủi ro về thời tiết, dịch bệnh; không tốn nhiều diện tích trồng, trên trồng gấc, dưới vẫn nuôi cá; giá bán trái gấc tương đối ổn định; đặc biệt nhất là cây gấc cho trái quanh năm và không bị “ dội chợ”.
-
Tận dụng đất ở chân núi và triền núi, bà con nông dân (ND) 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang trồng các loại cây dược liệu như: đinh lăng, nghệ, ngãi, ba kích... trong đó có cây gấc, để phát triển kinh tế gia đình. Với đặc tính dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, không kén đất và có đầu ra ổn định; cây gấc đã giúp cho nhiều nông dân có nguồn thu nhập ổn định so với nhiều loại cây trồng khác.
-
Nghề trồng gấc không có gì mới mẻ, nhưng chuyện một cử nhân đang là giảng viên đại học với mức lương 20 triệu/tháng bất ngờ tử bỏ công việc để về quê liên kết với người dân xây dựng cùng chuyên canh gấc và nhà máy chế biến thì thật đáng nể.
-
Cây gấc vốn dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau nên nhiều nông dân đã chuyển đổi cây trồng sang trồng gấc quy mô lớn. Cây gấc cho thu quả tới 10 năm, nếu kỹ thuật chăm sóc tốt, mỗi ha cho năng suất 20 tấn quả.