Kinh tế trung quốc
-
Sáng nay, 6/2 Báo điện tử Dân Việt tổ chức buổi Tọa đàm Trực tuyến “Virus Corona tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?” với sự tham gia của TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR); TS. Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty CP Bagico.
-
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona đang diễn biến phức tạp, tại cuộc họp với các quan chức cấp cao Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhận định đây là một phép thử với đất nước. Tuy nhiên, phép thử này khiến cho 80% kinh tế Trung Quốc tê liệt và hàng loạt doanh nghiệp toàn cầu như Apple, H&M, Samsung, Hyundai, Tesla... lao đao.
-
Bệnh dịch do virus Corona tác động như thế nào tới kinh tế Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý I và cả năm 2020? Giải pháp nào khi xuất khẩu nông sản bị đình trệ? Đây là chủ đề của cuộc toạ đàm trực tuyến “Virus Corona tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?” do Báo Nông Thôn Ngày Nay/Điện tử Dân Việt tổ chức từ 9h00 - 11h30 sáng 6/2.
-
Theo Thủ tướng, trong quý I/2020, chúng ta có thể giảm tăng trưởng, trước hết là tháng 1, tháng có kỳ nghỉ Tết dài ngày, mà theo nghiên cứu, ước tính ban đầu, có thể giảm tăng trưởng GDP trong quý I/2020 khoảng 1%. Nếu kinh tế Trung Quốc giảm sâu cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.
-
Số ca tử vong do virus Corona đã tăng 65 trường hợp lên 492 trường hợp, mức tăng trong ngày kỷ lục kể từ khi dịch virus bùng phát hồi đầu tháng 1 đến nay.
-
Tính đến 9 giờ sáng 4/2 (giờ Trung Quốc), đã có 20.622 ca nhiễm virus Corona và 426 ca tử vong được xác nhận, theo thông tin mới nhất từ South China Morning Post. Số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng lên từng ngày đang khiến thị trường hoang mang vì quan ngại tác động tiêu cực của nó với nền kinh tế. Kinh tế Trung Quốc vô hình bị cô lập giữa đại dịch, khiến nhiều DN nhỏ điêu đứng.
-
Trung Quốc đang là tâm điểm của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona, kéo theo nhiều ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Và Việt Nam không tránh khỏi hệ luỵ. GDP trong quý I/2020 có thể sẽ tăng quanh mức 6,5%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.
-
Khi dịch virus Corona đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm bệnh tăng lên từng giờ tại Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ cũng đối diện với nguy cơ phá sản nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát.
-
Tờ Reuters hôm nay đăng tải bình luận từ các nhà phân tích kinh tế rằng, quyết định hạ lãi suất với các hợp đồng mua lại đảo ngược (repo) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mới đây là không đủ để kích thích nền kinh tế có nguy cơ tổn thương nặng nề vì dịch virus Corona.
-
Tính đến 8 giờ sáng 3/2 (giờ Trung Quốc), đã có tới 361 ca tử vong do virus Corona, trong đó có 1 ca tử vong tại Philippines và 17.387 ca nhiễm virus được xác nhận trên toàn thế giới. Theo tính toán của chuyên gia kinh tế thế giới, đại dịch corona khiến 80% nền kinh tế Trung Quốc tạm thời tê liệt, có thể khiến kinh tế thế giới bốc hơi 160 tỷ USD và kinh tế Việt Nam gánh hệ luỵ nặng nề.