Kỳ án khôi hài và thú vị nhất nước Mỹ: 3 nữ vũ công hở bạo

Thứ tư, ngày 20/03/2019 19:45 PM (GMT+7)
Năm 1983, ở nước Mỹ có một vụ xét xử của tòa án mà cả trong lịch sử tư pháp của nước Mỹ cả trước đấy lẫn sau này đều không hề thấy có và không lặp lại. Nó được coi là một trong những kỳ án thú vị và khôi hài nhất ở nước Mỹ. Bức ảnh đặc trưng cho vụ xét xử này của tòa về sau được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy về nhiếp ảnh báo chí ở nước Mỹ. Cũng vì bức ảnh ấy mà các tòa án ở Mỹ từ sau đấy gần như đều cấm việc chụp ảnh phiên tòa.
Bình luận 0

img

Một hình ảnh trong phiên xử nổi tiếng

Chuyện xảy ra ở bang Florida của nước Mỹ năm 1983. Có 3 nữ vũ công trong một hộp đêm bị cáo buộc là “để hở hang quá nhiều” khi trình diễn những màn vũ điệu bốc lửa, đặc biệt ở những động tác cúi người trước khán giả (để lộ ngực) và tốc váy quay mông về phía khán giả. Họ bị cáo buộc tội “vi phạm đạo đức và luân lý”.

Ở địa phương đấy khi đó có quy định cấm khoả thân tại những nơi có phục vụ khách đồ ăn và uống để bảo vệ sức khoẻ của con người, trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Cảnh sát điều tra đã hoá trang trà trộn vào nhóm thực khách và tố cáo ba cô gái.

Họ cũng là nhân chứng trước tòa và quả quyết rằng các cô gái kia đã chủ ý để hở hang thân hình quá nhiều, tức là đã vi phạm pháp luật hiện hành. Họ không đưa ra hình ảnh nào để chứng minh mà chỉ nêu lời khai trước quan tòa.

Luật sư bảo vệ cho các bị cáo trước tòa không phủ nhận việc các cô gái này khi trình diễn các điệu nhảy có để hở da thịt, nhưng quả quyết là họ đã không để hở hang thân thể nhiều đến mức có thể bị coi là vi phạm quy định luật pháp hiện hành.

Chánh án David Demers bị khó xử bởi ở giữa hai luồng quan điểm là các cô gái để hở hang thân thể quá nhiều và không nhiều, đến mức vi phạm pháp luật hiện hành và không vi phạm. Luật pháp chỉ quy định chung chung vậy thôi chứ không cụ thể đến mức các cô gái ăn vận nội y như thế nào thì bị coi là vi phạm pháp luật hiện hành.

Vị luật sư bảo vệ các cô gái trước tòa vì thế mới đưa có sáng kiến là để cho các cô gái trình diễn luôn trước mặt các vị chánh án và thẩm phán theo đúng phương châm “tai nghe không bằng mắt thấy”. Sáng kiến này không hẳn vô lý nhưng là chuyện xưa nay chưa từng thấy có trong lịch sử tư pháp ở nước Mỹ.

Tòa án với chức năng thực thi công lý nhân danh pháp luật được coi và tự nhận là chốn tôn nghiêm và không thể để bị biến thành sân khấu của hộp đêm. Vị Chánh án kia đã nhạy bén nhận ra cách thức ấy là cơ hội để chứng tỏ phương cách xét xử khác biệt của tòa án và như thế rất có lợi cho cá nhân mình.

Vì thế, anh ta đồng ý ngay, nhưng không để cho ba cô gái thể hiện ở nơi kín đáo dành riêng cho quan tòa mà công khai ngay trước tòa. Các cô gái lần lượt chổng mông về phía quan tòa để các vị quan tòa trực tiếp trải nghiệm và kiểm nghiệm nội y của họ xem như thế là hở hang quá nhiều hay không phải quá nhiều. Không cần đợi đến cô gái thứ 3 chổng mông khoe nội y, vị chánh án này đã phán xử trắng án cho 3 cô gái.

Vụ án thống lĩnh dư luận Mỹ thời gian dài và giúp vị chánh án kia có được công danh sự nghiệp thuận lợi. Khi rời ghế chánh án ở tòa án 31 năm sau, ông ta thú nhận rằng khó khăn nhất trong vụ việc ấy đối với mình không phải phân định đúng sai mà là cố giữ không thể hiện biểu cảm gì khi các cô gái chổng mông lộ nội y trước tòa.

Thảo Nguyên (Pháp luật Việt Nam)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem