Kỳ lạ: Sáng 2.11, ATNĐ vào Cà Mau đúng ngày bão Linda 20 năm trước

Đình Thắng Thứ tư, ngày 01/11/2017 09:48 AM (GMT+7)
Ông Trần Quang Hoài – Tổng cục Trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết tại cuộc họp tổ chức sáng nay (1.11) về ứng phó áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào Cà Mau vào rạng sáng mai 2.11- đúng ngày cơn bão Linda đổ bộ 20 năm trước đây.
Bình luận 0

Tại cuộc họp TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hồi 4 giờ ngày 1/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 7,9 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

img

Áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào Cà Mau và các tỉnh lân cận vào rạng sáng mai (2/11).

ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4 giờ ngày 2/11, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 104,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

TS Hoàng Đức Cường cảnh báo, do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Nam Bộ cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 4-4,5m.

img

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng yêu cầu các địa phương trước hết phải khắc phục bệnh chủ quan trong ứng phó thiên tai không lớn như áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Ảnh Đình Thắng

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ, từ chiều và đêm nay (1/11) ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7; từ hôm nay (1/11) đến hết ngày 2/11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm. Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50-150mm, riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có nơi trên 200mm.

Ngoài ra theo TS Hoàng Đức Cường, đang có cơn ATNĐ cách đảo Pa-la-oan (Philippin) khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, khoảng chiều nay bão sẽ đi vào biển Đông. 

Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục Trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, Biên phòng tuyến biển đã phối hợp với Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho: 51.366 tàu/259.370 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Tỉnh Cà Mau đang họp bàn để tiến hành cấm biển và cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn về người và tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Về tình hình hồ chứa, hồ chứa thủy điện thuộc EVN trong khu vực đã thực hiện hạ thấp mực nước hồ để tạo thêm dung tích đón lũ, gồm các thủy điện: Trung Sơn (Thanh Hóa) xả 740 m3/s, Hố Hô (Hà Tĩnh) xả 6 m3/s, A Vương (Quảng Nam) xả 297,5 m3/s.

Chỉ đạo cuộc chọp, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng yêu cầu các địa phương trước hết phải khắc phục bệnh chủ quan trong ứng phó thiên tai không lớn như áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). ATNĐ vào vùng Cà Mau và các tỉnh lân cận, nơi không thường xuyên xảy ra thiên tai nên bà con chủ quan, chưa có kỹ năng phòng chống. Vì vậy cần tuyên truyền mạnh. Lượng mưa vào vùng này rất cao nhiều nơi trên 200mm. Ngoài ra cơn ATNĐ thứ hai đang tiến vào biển Đông hướng vào Nam Trung Bộ, gây mưa rất lớn ở khu vực Nam Trung Bộ.

“Chúng ta đang tổ chức APEC, chúng ta cần phòng chống tốt để không ảnh hưởng đến hoạt động APEC. Phải chỉ đạo sát sao các địa phương, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cần thông tin kịp thời về ATNĐ để các địa phương và người dân nắm bắt được” – Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng yêu cầu.

Các vấn đề di dân, kiểm đếm tàu thuyền, di chuyển lồng bè thủy sản vào vùng an toàn, đây là những vấn đề quan trọng ở vùng dễ bị tổn thương, bởi bà con nơi đây đều sống ở ven sông. Nước có thể tràn qua đê, toàn bộ vùng Bạc Liêu nuôi trồng thủy sản ven đê rất nhiều nên cần cảnh báo sớm và có phương án chủ động để hạn chế thiệt hại.

Vùng này các hồ thủy điện rất lớn, đề nghị Tổng Cục Thủy lợi chỉ đạo các địa phương có hồ lớn có phương án cụ thể chống lũ, mưa dài ngày, mưa lũ có thể rất lớn.

Về nguy cơ úng ngập ở TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, có thể có diễn biến mới khi mưa lớn, tập trung, kéo dài. Các Ban chủ huy phòng chống thiên tai các tỉnh cần làm việc với Ban chỉ đạo APEC để trao đổi thông tin bàn bạc để có phương án đảm bảo an toàn cho các đoàn tham dự APEC.

20 năm trôi qua, bây giờ ở ấp 7, xóm biển Khánh Hội (huyện U Minh, Cà Mau) vẫn còn đó những người vợ nặng nghĩa phu thê, vẫn một mình nuôi con và nuôi hy vọng vượt biển, ra khơi tìm chồng. Những người đàn ông của họ đã biệt tăm sau cái ngày định mệnh 2.11.1997, ngày bão Linda quét qua các tỉnh ĐBSCL.

Ngày 25.10 vừa qua, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã tổ chức hội thảo “Nhìn lại 20 năm cơn bão Linda đổ bộ vào Việt Nam năm 1997 và những bài học kinh nghiệm”. Tham dự hội thảo này có ông Lê Huy Ngọ - nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và các cán bộ nguyên là thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương.

Tại hội thảo, tiến sĩ Đặng Quang Tính – nguyên Cục trưởng Đê điều lũ bão (Bộ NNPTNT) chia sẻ bài viết của ông Lê Huy Ngọ: Bão Linda làm hàng nghìn người chết và mất tích ở nơi mà con người hàng trăm năm sống trong bình yên chưa hề có khái niệm về “bão”. Sau này được nghe kể rằng “Bão đổ bộ vào Cà Mau”, như chuyện của “những người thích đùa”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem