Kỳ quan kiến trúc đáng kinh ngạc ở Ấn Độ

Mẫn Di - BBC Thứ hai, ngày 30/01/2017 06:55 AM (GMT+7)
Ý tưởng này ra đời do Ấn Độ thường xuyên có hạn hán kéo dài.
Bình luận 0

img

Dù nằm cách khu tài chính tấp nập Connaught Place tại New Delhi không xa, nhưng kể cả người dân địa phương cũng ít biết tới Agrasen ki baoli. Đó là một giếng có bậc thang được đào thông với nhiều mạch nước ngầm, đem lại nguồn cung quanh năm. Để xuống lấy nước sẽ phải bước qua 104 bậc thang nối tiếp nhau dài tới 30m. Các viên gạch và vòm cổng được xây vuông vức một cách hoàn hảo.

img
Hoa văn chạm trổ cầu kỳ 

Các giếng bậc thang kiểu này chủ yếu xuất hiện ở phía tây bắc Ấn Độ. Ở phía Nam, chúng được gọi là kalyani và pushkarani. Các công trình dạng này xuất hiện lần đầu khoảng năm 600, nhưng chỉ dần trở nên thịnh hành sau thế kỷ 10, đa phần được xây dựng, chạm trổ kỳ công ngang bằng với các đình đền. Giếng nổi tiếng nhất nằm trong danh sách UNESCO là Rani ki vav, xây dựng vào thế kỷ 11 bởi hoàng hậu Udayamati cho thần dân.

img
Giếng Agrasen 

Hiện tại, Rani ki vav đang tạm quây phía dưới lại để đảm bảo an toàn vì động đất xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Giếng đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đó là nơi giao tiếp của đủ mọi tầng lớp. Phụ nữ tới đây lấy nước và buôn bán thường tán gẫu về đời sống thường ngày hay các sự kiện xảy ra quanh họ. Nhà vua thường cử những "mật thám" tới nghe ngóng. Đây là một mạng lưới tình báo vô cùng hiệu quả.

img

Ngoài ra, nhiều con giếng còn được gắn liền với các huyền thoại hay truyện tình, điều thường thấy ở các di tích lâu đời. Ví dụ như giếng Adalaj ni vav. Tương truyền vào năm 1499, lúc lãnh đạo Hồi giáo Mohammed Begda chinh phạt nơi đây đã giếng vua Rana Veer Sinh và đem lòng yêu hoàng hậu. Góa phụ đã yêu cầu Begda hoàn thành nốt giếng mà vua đang xây dở thì bà mới chấp nhận tái giá. Giếng Adalaj được hoàn thành xen kẽ kiến trúc Hindu giáo và Hồi giáo. Khi hoàng hậu được mời tới chiêm ngưỡng, bà đã nhảy xuống tự sát. Hiện Adalaj vẫn là một trong những di tích đẹp nhất trong khu vực.

img
Di tích Adalaj

100 năm trước, có hơn 3.000 giếng và hồ chứa nước các loại ở những nơi khan hiếm nước. Chúng không thể đáp ứng nổi dân số tăng vọt, công nghệ xử lý hiện đại. Thực dân Anh cũng cho rằng đây là nơi thiếu vệ sinh, dễ gây lan truyền dịch bệnh nên đã lấp đi khá nhiều.  Giếng dần bị quên lãng. Đa số bị bỏ rơi, không được trùng tu và thậm chí biến thành hố chứa rác.

img
Quần thể kiến trúc tương đương với các đình đền lớn 

Hiện tại, chỉ còn một vài giếng lớn trở thành điểm thăm quan của du khách, nhưng chúng không còn toàn vẹn. "Nó vẫn còn đẹp, nhưng cũng hỏng hóc khá nhiều rồi nên giờ rất khó nghiên cứu để hiểu thêm về văn hóa", một người dân nói. Dù vậy, đó vẫn là biểu tượng của kiến trúc và trí tuệ của người Ấn khi phải đối phó với hạn hán.

"Chúng vẫn có tác dụng khi mà nước đang dần cạn kiệt, và còn cải thiện mạch nước ngầm nữa", kiến trúc sư Divay Gupta nhận xét.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem