Kỹ thuật nuôi thỏ: Cách chăm sóc và thức ăn cho thỏ theo từng giai đoạn

Phương Nga - Đỗ Cường Thứ sáu, ngày 10/12/2021 10:59 AM (GMT+7)
Nuôi thỏ không khó nhưng bà con cần nắm vững một số kỹ thuật cơ bản dưới đây để đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
Bình luận 0

Kỹ thuật nuôi thỏ: Chăm sóc thỏ

Bà con cần nắm rõ kỹ thuật nuôi thỏ ở 3 giai đoạn này.

Giai đoạn nhỏ

Giai đoạn này bắt đầu tính từ khi thỏ cai sữa từ 30 đến 70 ngày tuổi và có đến 70 tới 80 % thỏ đực thừa được nuôi thịt. Giai đoạn này bà con có thể nuôi chung đực và cái

Giai đoạn nhỡ

Giai đoạn từ 70 đến 90 ngày tuổi được gọi là giai đoạn nhỡ. Giai đoạn này thỏ cần nuôi dưỡng kỹ hơn để trưởng thành.

Ở giai đoạn này thỏ chưa ăn được các thức ăn tích mỡ như ngô, cám hay gạo,… Thay vào đó bà con cần cung cấp các thức ăn giàu protein, vitamin, và chất xơ cho chúng.

Giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng

Cuối cùng là giai đoạn nuôi vỗ béo từ 90 – 120 ngày tuổi. Có khi chỉ vỗ béo 20 ngày là giết thịt. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, giá thành 1kg hơi thấp nhất.

Ở giai đoạn này cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 – 100 g/con/ngày). Các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (bình quân giai đoạn này chỉ cần 400 g/con/ngày).

Kỹ thuật nuôi thỏ: Thỏ ăn gì? Thức ăn cho thỏ

Thức ăn chính của thỏ là các loại rau tươi như ngô, su hào, bắp cải,…. Đó là thức ăn thô. Ngoài ra chúng có thể ăn được lá chuối, đậu lạc, chè dại, cỏ voi…. Nói chung thức ăn của chúng khá đa dạng.

Thức ăn cho thỏ cần được đảm bảo sạch sẽ. Bà con không nên cho chúng ăn thức ăn ở những nơi người ta chăn thả gia súc để tránh giun sán.

Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị nấm mốc, lên mèn. Thỏ dễ bị trướng bụng, tiêu chảy. Bà con cũng không nên chất thức ăn xanh thành đống khi mới cắt về mà nên rải ra hoặc để trên giàn cho ráo nước rồi mới cho chúng ăn.

Lưu ý về cách bắt thỏ 

Khi bắt thỏ bà con cần cẩn thận để tránh gây chấn thương cho chúng. Nhẹ nhàng nhấc chân thỏ lên và cầm thật chắc. Khi bắt thỏ bà con không được để chúng sợ hãi, chạy hỗn loạn hoặc cào cắn lại.

Không được nắm chân hay nắm tai thỏ để nhấc lên. Vi ở tai thỏ có rất nhiều mạch máu. Nếu không khéo thì có thể đứt mạch máu và làm thỏ chết.

Đối với thỏ trưởng thành thì bà con nhẹ nhàng vuốt dọc tai thỏ và nắm vào phần da trên lưng sát ngay gáy thỏ, tay còn lại thì nhẹ nhàng đỡ mông thỏ. Còn đối với thỏ con thì cần nắm chắc vùng xương chậu và mông rồi để đầu thỏ cúi xuống.

Hãy theo dõi chuyên mục Thông tin khuyến nông hằng ngày trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Trồng cây gì - Nuôi con gì để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: khuyennongdanviet@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0862218551


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem