Trong cộng đồng người Samburu ở Kenya, các cô bé được đeo cườm hạt như là cách quy ước rằng các bé đã được đính ước và chuẩn bị làm vợ một ai đó. Thậm chí có những cô dâu chỉ mới 7 tuổi.
Josephine Kulea trưởng thành từ bộ tộc Samburu và đã giải cứu nhiều bé gái khác thoát khỏi các hủ tục. Ảnh: DM
Younis (13 tuổi), có vẻ đẹp của một cô bé Kenya điển hình với nụ cười rạng rỡ và ánh mắt sáng ngời. Thoạt nhìn, em giống như bao đứa trẻ đang đến tuổi đến trường khác. Nhưng, ẩn chứa bên trong em là một tâm hồn bị “chấn thương sâu sắc”.
Khi Younis lên 9 tuổi, cha mẹ em đã sắp xếp một cuộc hôn nhân cho Younis với một người đàn ông đáng tuổi ông nội mình. Điều này được cho là phù hợp với truyền thống của bộ tộc Samburu của cô bé.
Giống như một số vùng khác ở Kenya, những cô bé này bị cắt xén âm vật trước khi được gả chồng, thậm chí một số bé bị buộc phải quan hệ tình dục trước với một trong số những người họ hàng như là cách để dạy cho các bé biết “kỹ năng làm vợ”.
Kulea ngày càng được các bà mẹ trong làng ủng hộ, và với cô, giải cứu được một bé gái, mang lại môi trường học tập cho các em là góp phần phát triển cộng đồng, đưa bộ lạc Samburu thoát khỏi những hủ tục kỳ dị để hoà nhập với thế giới văn minh.
|
Younis cũng giống như một vài cô bé khác ở Kenya, muốn phá vỡ những ràng buộc của các hủ tục như kết hôn trẻ em, nạn cắt xén âm vật… Nhưng làm như vậy họ có nguy cơ bị gia đình và cộng đồng từ bỏ. Younis nhớ lại: “Ông ấy nói với tôi rằng, tôi sẽ là một người vợ thứ 3 của ông ấy. Nhưng tôi vô tội, tôi chỉ muốn đến trường và cố gắng mọi cách để cự tuyệt”. Younis không bao giờ quên được quãng thời gian dù ngắn ngủi, chỉ một tuần sống với người chồng già khụ. Dù tìm mọi cách để trốn thoát, nhưng cô bé 9 tuổi vẫn phải trở thành một người vợ khi cô bị ép phải quan hệ tình dục với ông chồng 78 tuổi. May mắn đến với Younis khi cô bé nghe nói có một phụ nữ đã giúp đỡ rất nhiều trẻ em thoát khỏi cảnh phải làm vợ người lớn. Younis đã bỏ trốn khỏi gia đình nhà chồng, với đôi chân trần, cô bé đã vượt chặng đường dài để đến Maralal rồi Kulea (tên người phụ nữ đã giúp đỡ Younis) đã đưa Younis đến văn phòng chuyên giúp đỡ trẻ em.
Đó thực chất là một ngôi trường nội trú, nơi trú ẩn an toàn của các bé gái. Tại đây, Younis thấy có 8 cô bé cùng cảnh ngộ như mình và khoảng 200 bé gái khác trên toàn Kenya đã được Josephine Kulea cứu giúp. Những cô bé này đều gọi Josephine Kulea là “Mẹ Kulea”. Kulea đang chiến đấu chống lại những hủ tục của bộ lạc Samburu- nơi cô lớn lên.
Năm 2011, Kulea bắt đầu giúp đỡ những cô bé, đầu tiên là một người họ hàng của mình bị ép buộc phải kết hôn ở độ tuổi lên 10. Kulea đã cứu được cô bé này thoát khỏi cuộc hôn nhân ép buộc và đưa cô bé đến trường. Hai ngày sau đó, Kulea tiếp tục nhận được một cuộc điện thoại của một người báo rằng trong làng đang có một đám cưới khác và cô dâu chỉ mới 7 tuổi. Cô bé 7 tuổi bị ép cưới chồng chỉ để đổi lấy vài con bò.
Kulea tiếp tục giải cứu được cô bé thứ 2 này. Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2011, luật pháp Kenya đã ngăn cấm nạn cắt xén âm vật và nạn tảo hôn nên đã có một số người là cha mẹ của những bé gái bị bắt giam sau khi bị Kulea tố giác. Vì vậy, ngoài việc giải cứu các bé gái, Kulea luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.