Ký ức tuổi thơ

  • Thủa nhỏ, nhà tôi ở bên kia sông, mỗi lần đi học, chợ phiên hay lên xã xuống huyện đều phải “lụy đò”. Bến đò ngang là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của những nóc nhà bên cù lao sông.
  • Giữa cái nóng hầm hập ở thành thị ngột ngạt đến khó thở, tôi ao ước được trở về quê hương, để đắm mình trong dòng nước mát, để tận hưởng hương cỏ ngọt ngào trên sông quê và ngắm nhìn các cô gái tỉ mẩn giặt đồ trên bến nước.
  • Trên mỗi dòng sông dù bên lở hay bên bồi đều lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ luôn chảy tràn trong ký ức mỗi người con sinh ra từ làng. Tôi cũng lớn lên bên bến nước của dòng sông quê hương mang tên đầy hoài niệm, sông Phố Cũ!
  • Làng Vĩnh Diệu của tôi không còn, những dãy phố khang trang đã mọc trên nền đất xưa. Mỗi lần vào vụ ngô, vụ lạc, tôi lại lên mặt đê ngắm bãi sông. Người phố tự dưng có mùa ngắm bãi.
  • Tháng Ba, lúc đất trời ẩm ướt là khi những chùm hoa xoan tím nhạt thức giấc, tỏa hương dịu nhẹ vương trên những con đường, mái nhà, góc phố, … Hoa xoan tím gợi nhớ nét quê xưa!
  • Không thể quên được cái làng quê ấy trong tâm thức tôi từ hàng chục năm qua, nhất là những ngày trời se lạnh, cái lạnh ngọt ngào, dễ thương của những ngày gần Tết Nguyên đán. Vì sao vậy? Câu hỏi rất dễ trả lời: Vì tôi rất thích không khí, không gian xưa cũ nhà ngoại tôi.
  • Trong một lần về quê, tình cờ tôi được mấy ông anh người bà con rủ: “Ơi chú, theo tôi đi tát mương. Bắt mớ cá chiều lai rai vài chai”. Thoạt đầu tôi sợ vấy bẩn bởi bùn sình mà mình thì không mang theo quần áo. Nhưng ai cũng khích bác: “Dạo này người ta là dân Xì Gòn rồi, đâu có dám nhảy xuống bùn lấm chân lấm cẳng” … Ừ thì đi!
  • Những ai sinh ra và lớn lên nơi đồng đất miền Tây chắc hẳn không xa lạ gì với con ốc đắng. Và món món gỏi cuốn ốc đắng dân dã đã gắn chặt với ký ức tuổi thơ của bao người dân vùng quê nơi đây.