Kỹ viện Trung Quốc tồn tại 3000 năm sụp đổ trong phút chốc ra sao?
Kỹ viện Trung Quốc tồn tại 3000 năm sụp đổ trong phút chốc ra sao?
PH
Thứ bảy, ngày 13/07/2024 23:10 PM (GMT+7)
Kỹ nữ - gái thanh lâu là phận người dưới đáy xã hội, bị người khác chê cười và châm biếm. Gái thanh lâu không thể tự làm chủ cuộc đời mình, vẫn phải bán mạng cho kỹ viện.
Chế độ ca kỹ - kỹ viện đã tồn tại gần 3000 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc. "Nghề ca kỹ" xuất hiện đầu tiên vào thời kỳ của Chu Tương Vương (? – 619 TCN) - Vị vua thứ 18 của thời nhà Chu trong triều đại Trung Quốc. Tể tướng quốc của nhà Chu - Quản Trọng đã cho xây dựng nên Nữ lư và được cho là nơi khởi nguồn của thanh lâu.
Sự xuất hiện của kỹ nữ cổ đại Trung Quốc vô cùng phức tạp, bắt đầu là "Gia kỹ" hay còn gọi là "Vu kỹ", sau đó lại phát triển thành "Cung kỹ", "Quan kỹ", "Tư kỹ" và dần dần phát triển rộng rãi trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Theo diễn biến của các triều đại trôi qua, kỹ viện cũng dần trở nên phát triển phồn thịnh ở hai thời kỳ Đường Tống, mãi đến giữa cuối thời nhà Minh thì phát triển đỉnh điểm nhất!
Đến thế kỷ 20, văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội của Trung Quốc đại lục, kỹ viện lại một lần nữa bước vào thời kỳ hoàng kim.
Căn cứ vào một báo cáo điều tra xã hội của khu Thiên Kiều (Bắc Kinh) vào năm 1906, khu vực này có đến 308 kỹ viện!
Thượng Hải được cho là thành phố tiếp nhận nền văn minh hiện đại sớm nhất Trung Quốc, từng có một sổ tay hướng dẫn ca kỹ xuất bản vào năm 1908 - "Hộ Giang Sắc Nghệ Chỉ Nam" đã liệt kê ra 1219 kỹ nữ, nhưng con số này chỉ đưa ra những cái tên kỹ nữ tiêu biểu mà thôi, con số thực tế có thể lên đến 7000 người.
Phát triển là thế, nhưng hình tượng kỹ nữ (hay còn gọi là gái thanh lâu) vẫn mãi mãi là một sự tồn tại vô cùng phức tạp trong mắt người đời. Kỹ nữ không chỉ là cái nghề phục vụ tình dục mà còn là mắt xích xã hội quan trọng trong những thời kỳ "không hòa bình". Họ được đào tạo trên nhiều phương diện như văn học, nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa và kỹ năng tình dục. Gái thanh lâu chính là những chuyên gia chăm sóc tâm lý nam giới và là những người dẫn đầu xu hướng thời trang.
Nhưng đã là Kỹ nữ - Gái thanh lâu thì thân phận vẫn chỉ là phận người dưới đáy xã hội, bị người khác chê cười và châm biếm. Gái thanh lâu không thể tự làm chủ cuộc đời mình, vẫn phải bán mạng cho kỹ viện, hay cách nói thô thiển hơn là nhà chứa cho đến hết đời. Cách tốt nhất để họ đổi đời chính là được một người giàu có mua lại và trở thành tài sản riêng người khác.
Năm 1949, Bắc Kinh ra lệnh đóng cửa 224 Kỹ viện trong thành phố và 1290 Kỹ nữ đã được tự do.
Đến ngày 15/1/1950, Trung Quốc chính thức tuyên bố thanh lâu kỹ viện hay nói cụ thể hơn là hoạt động mại dâm là bất hợp pháp. Theo đó, Trung Quốc bắt đầu rà soát nghiêm ngặt và đóng cửa toàn bộ kỹ viện trên phạm vi cả nước.
Lệnh cấm được ban hành, nhưng để thực thi trên phạm vi toàn quốc một cách triệt để thì không phải là chuyện dễ dàng. Theo báo cáo cho thấy, thành phố Bắc Kinh có hơn 40.000 kỹ nữ và con số này còn lớn hơn rất nhiều khi Trung Quốc có hơn 600 thành phố.
Sau khi đóng cửa tất cả các kỹ viện, Trung Quốc đã thành lập lên nhiều trung tâm đào tạo để những cô gái này có thể được rèn luyện các kỹ năng cần thiết để tham gia lao động, để tự tạo cho mình cuộc đời mới. Đồng thời, các trung tâm còn tổ chức các đợt cải tạo tư tưởng, cho họ biết đến sự bình đẳng của phụ nữ trong xã hội và bản thân họ không còn là tài sản của bất kỳ ai.
Bên cạnh các trung tâm đào tạo, Trung Quốc còn đẩy mạnh hỗ trợ mở các trung tâm cai nghiện vì việc sử dụng thuốc và nghiện chất kích thích là hiện tượng phổ biến trong giới thanh lâu.
Hiện nay, thanh lâu vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại của Trung Quốc, chỉ là nó hiện diện với cái tên và hình thức khác mà thôi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.