Lãi suất huy động

  • Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ theo dõi sát việc triển khai giải pháp về lãi suất và tín dụng của các tổ chức tín dụng và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, trong đó gồm cả biện pháp thu hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của tổ chức ngân hàng vi phạm
  • Nếu so với lãi vay của các nước thì doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải vay vốn với lãi suất cao hơn rất nhiều. Khoảng cách này càng lớn hơn khi các nước vẫn đang tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Liệu từ nay đến cuối năm 2019, mặt bằng lãi suất cho vay ở Việt Nam có giảm?
  • Đại diện của một NHTM cổ phần khẳng định, đối với các NH quốc doanh việc giảm lãi suất dễ dàng hơn so với khối NHTM cổ phần bởi các NHTM cổ phần quy mô nhỏ hơn, số lượng khách hàng nhỏ hơn nhưng lãi suất đầu vào lớn hơn. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản NHTM cổ phần giảm lãi suất cho doanh nghiệp
  • Tín hiệu tăng lãi suất ở nhiều ngân hàng thời điểm giữa năm cho thấy cuộc đua lãi suất đang tiếp tục quay trở lại sau vài tháng dịu đi. Trong đó, phần lớn các ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm tăng, mức tăng phổ biến là 0,2-0,3%/năm, một số khác tăng tới 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn.
  • Lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) rục rịch tăng mạnh nhằm thu hút vốn đầu vào, chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Đặc biệt, nửa đầu năm nhiều NHTM đã sử gần một nửa hạn mức tín dụng cho phép, thậm chí có ngân hàng sử dụng gần cạn room được giao... Điều này tạo áp lực lớn tới mặt bằng lãi suất.
  • Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 937,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%.
  • Ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, lãi suất huy động của một số ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần tiếp tục tăng lên 0,1 - 0,4%/năm tùy kỳ hạn, cao nhất được đẩy lên đến 8,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất tại các ông lớn quốc doanh nắm trong tay hơn 2,6 triệu tỷ đồng tiền gửi lại “hạ nhiệt”.
  • Nhận định kênh gửi tiết kiệm là kênh an toàn và sinh lời cao, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng đua nhau tung các chương trình khuyến mại để thu hút tiền gửi ,Ts. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, cho rằng sẽ không có khả năng ngân hàng nào bị phá sản trong năm nay hoặc một vài năm tới. Vì vậy, người dân cứ chọn ngân hàng nào có lãi cao mà gửi.
  • Không chỉ chiếm một nửa lượng tiền gửi toàn hệ thống, 3 "ông lớn" Vietcombank, Vietinbank, BIDV còn đang chạy đua huy động qua hình thức trái phiếu với lãi suất trên 7,5%/năm. Điều này khiến cho khối ngân hàng cổ phần buộc phải đẩy lãi suất huy động lên trên 8% để thu hút tiền gửi. Cuộc đua lãi suất huy động ngày càng trở nên sôi động.
  • Lãi suất huy động của một số ngân hàng tiếp tục tăng lên 0,1 - 0,2% tùy kỳ hạn trong thời gian gần đây. Ngoài công cụ lãi suất, có ngân hàng còn triển khai chương trình khuyến mại cộng tới 0,5% lãi suất cho người gửi tiền. Điều này đã khiến cho cuộc đua lãi suất ngày càng trở nên sôi động.