Với mật độ xe lưu thông dày đặc, việc lái xe ô tô trong thành phố gặp nhiều trở ngại hơn, nhất là với dòng xe số sàn. Vậy lái xe số sàn trong thành phố như nào cho an toàn?
Xe số sàn là sự lựa chọn của rất nhiều người khi mới bắt đầu tập cầm vô lăng. Bởi khi lái được xe số sàn thì việc lái xe số tự động trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc lái xe số sàn trong thành phố - nơi đông dân cư và thường xuyên tắc đường lại là chướng ngại lớn của người điều khiển xe. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số kỹ năng lái xe số sàn trong thành phố.
1. Chọn số phù hợp với tốc độ
Khi di chuyển trong thành phố, có những đoạn đường thông thoáng nhưng cũng có những đoạn đường thường xuyên bị ùn tắc. Do đó, tốc độ ở những đoạn đường sẽ có sự khác nhau.
Với việc di chuyển xe số sàn ở tốc độ khác nhau, việc bạn cần lưu ý đó là phải lựa chọn số phù hợp với tốc độ tương ứng. Bởi trong trường hợp xe chưa đủ tốc độ mà bạn chạy xe ở số cao thì sẽ gặp phải tình trạng ép số. Điều này có nghĩa là xe chạy bị ì khi ga và sẽ không có được tốc độ như bạn mong muốn. Lưu ý rằng, đây cũng là nguyên nhân khiến hộp số xe mau hỏng. Do đó tài xế cần điều chỉnh tốc độ phù hợp với số xe khi di chuyển trong đường thành phố.
Chân côn được xem là vấn đề khó khăn đối với mỗi người khi đi xe số sàn. Thế nhưng cũng chính chân côn sẽ giúp việc lái xe an toàn hơn rất nhiều so với xe số tự động.
Nếu muốn xe ô tô của bạn vận hành êm ái trong thành phố, hãy nhớ đạp côn phải vào hết. Cùng với đó, khi nhả côn gần hết hãy dừng lại khoảng 3 đến 5 giây cho xe bắt đầu chuyển bánh, sau đó mới nhả hoàn toàn côn ra.
Khi đạp côn mà xe không khựng lại hoặc vọt đi chứng tỏ tài xế đang dùng chân côn đúng cách. Đồng thời, côn tiếp xúc với bánh đà phù hợp không bị đột ngột còn giúp xe bền hơn.
3. "Vù ga" về số
Khi đi ở các đoạn cua hoặc xe thay đổi số từ cao xuống thấp, điều tài xế cần làm là vù ga về số để xe di chuyển êm và tuổi thọ của hộp số cũng lâu hơn.
Cụ thể, nếu bạn đang đi ở số 3 mà muốn về số 2 thì trước hết cần phải giảm tốc độ rồi sau đó vừa phanh vừa đạp chân côn rồi về số 2. Khi về số như vậy, vòng tua cần được tăng tốc độ để xe không bị giật. Để làm được điều này, bạn vẫn giữ chân côn nhưng đồng thời đạp phanh ga để vòng tua của máy lên cao hơn, sao cho phù hợp với tốc độ của xe. Sau cùng, bạn có thể bỏ chân côn và tiếp tục cho xe chạy ở số 2.
- Nên vào cua ở ngã 4 vuông góc với vận tốc khoảng 50km/h trở xuống để có thể đạp côn trước. Chân phải để vào chân phanh nhằm mục đích rà phanh cho chậm lại và chuẩn bị nếu có trường hợp khẩn cấp. Khi bạn thoát ra khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều, bạn nên về số; còn xe vẫn chạy nhanh thì bạn chỉ cần tăng ga và chạy tiếp.
- Nếu vào cua ở những đoạn đường con thì không nên đạp côn, nhất là ở vận tốc lớn. Bởi xe sẽ bị mất độ bám đường, gây nguy hiểm.
- Không nên về số trước khi ôm cua, tới khi cua xong nếu thấy xe bị chậm lại nhiều mới nên về số.
- Thời điểm vào cua tài xế không nên đệm thêm ga, trừ khi xe chạy chậm.
- Khi vào cua chân phải nên để ở chân phanh để phòng tình huống nguy hiểm và tránh bị bối rối khi đạp nhầm chân ga.
5. Về côn khi tắc đường
Khi xảy ra tình trạng tắc đường, tài xế cứ để ga-răng-ti, chờ sẵn chân thẳng. Nếu thấy xe trước nhích thì nhả côn cho xe mình nhích theo. Nếu đi đều, chậm thì ra côn đến đâu bạn giữ nguyên đấy và thêm ga. Còn nếu ra hết côn ở số 1 được và ru ga 1.000 – 1.200 để đi đều sẽ tốt hơn.
Nếu thấy xe trước đỏ đèn, xe sau phải đạp côn kịch sàn một cách dứt khoát và cứ thế để xe trôi chậm. Thậm chí bạn nên nhả nhẹ một chút thay cho việc rà thẳng. Nếu xe trước lại di chuyển thì bạn bắt côn trở lại. Cho tới khi nào xe trước dừng hẳn bạn mới phải đạp phanh, ra côn nhẹ nhàng và cắt phải dứt khoát.
Nếu đường tốt, bạn có thể lên số 2 và làm tương tự các bước trên, cho tới khi ra chỗ thông thoáng thì lên số 3 và bỏ chân côn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.