Các kỹ thuật lái xe số tự động
Đầu tiên, bạn phải duy trì sự tập trung khi lái xe số tự động. Mẹo cho bạn là khi tập lái xe nên chọn con đường thẳng và yên tĩnh.
Tìm hiểu về thiết kế bàn đạp trên xe
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, khi leo lên bất kỳ chiếc ô tô nào, bạn cũng phải tìm chính xác vị trí của chân phanh và chân ga trước khi bắt đầu khởi động xe. Bên trái là chân phanh, bên phải là chân ga. Khi lái xe số tự động, tài xế chỉ sử dụng chân phải để lái xe, chân trái nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lái xe bằng cả hai chân, điều này có thể bắt nguồn từ thói quen lái xe số sàn trước đó, đây hoàn toàn hoàn là quan niệm sai lầm khi lái xe ô tô số tự động.
Tìm hiểu về các ký hiệu trên hộp số tự động
Số D: Viết tắt từ DRIVE, lái xe theo hướng phía trước
Số R: Viết tắt từ REVERSE, lệnh này chỉ định lái xe theo hướng lùi.
Số N: Được dùng khi dừng xe ở đèn đỏ, ngã tư, N hay thường được gọi là "MO". Tuy nhiên, trong quá trình chuyển số này, hãy giữ chân phanh để ngăn xe lùi hoặc tiến về phía trước.
Số P: Một số ô tô yêu cầu đạp phanh trước khi chuyển sang một số khác. Vì vậy, bạn có thể sử dụng khi xe đứng yên, tại nó có thể khóa hộp số.
Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Số "1" sử dụng để tăng tốc độ. Sử dụng số "1" khi người lái đi trong thời tiết xấu, đường lấy lội hay đi trên đường đồi dốc.
Số 2: Số "2" sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu, khi vượt xe khác hoặc khi xe bạn cần nhiều "sức vượt" hơn. Đây là lúc bạn chuyển từ số "1" sang số "2".
Số S: Viết tắt của từ SPORT, chế độ lái thể thao trên xe số tự động.
Tại sao không lái xe số tự động bằng cả hai chân?
Đây là phương pháp sai lầm khi lái xe số tự động và có thể gây ra nhiều thiệt hại nếu lái xe trong thời gian dài. Theo hướng dẫn của các trường dạy lái xe, người lái chỉ nên sử dụng chân phải để lái xe, chân trái nghỉ.
Hơn nữa, nếu nhìn vào thiết kế của xe số tự động, chúng ta thấy rõ rằng các bàn đạp được thiết kế lệch về phía chân phải, do vậy việc dùng chân phải để lái xe là thuận tự nhiên và đúng với chủ đích của các nhà sản xuất.
Ngoài ra, việc dùng cả hai chân để điều khiển xe trong thời gian dài sẽ có nguy cơ làm hỏng hộp số. Điều này là do, khi sử dụng cả hai chân, đôi khi người lái xe đạp đồng thời cả hai bàn đạp. Kết quả là gây nên nhiều áp lực đến phanh và bộ biến mô. Rõ ràng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của các bộ phận trên xe và gây hỏng hộp số.
Cuối cùng, khi tài xế đặt cả hai bàn chân lên cả chân phanh và chân ga, nếu có tình huống hoảng loạn, khẩn cấp xảy ra, lúc này tài xế sẽ đạp cả hai bàn đạp dẫn đến việc chiếc xe bị dừng ngay lập tức hoặc tông vào xe khác.
Cũng theo kinh nghiệm của các tài già, khi không đạp chân ga, tài xế nên để hờ lên chân phanh. Việc làm này giúp tài xế chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.