Làm thế nào để ngăn chiến sự Ukraine trở thành một cuộc chiến tranh hạt nhân?

Tuấn Anh (Theo The New York Times) Thứ ba, ngày 15/03/2022 08:02 AM (GMT+7)
Vào tháng 9 năm 1983, Stanislav Petrov là trung tá trong quân đội Liên Xô, làm nhiệm vụ ở trung tâm chỉ huy giám sát các vệ tinh cảnh báo sớm trên toàn nước Mỹ. Trong một ca trực của ông, báo động vang lên: Người Mỹ dường như đã phóng 5 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman.
Bình luận 0
Làm thế nào để ngăn chiến sự Ukraine trở thành một cuộc chiến tranh hạt nhân? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an tại Moscow, Nga ngày 21/2/2022. Ảnh Sputnij

Đây là đỉnh điểm của căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh, chỉ vài tuần sau khi Liên Xô bắn hạ một máy bay của Triều Tiên bay lạc vào không phận Liên Xô. Chỉ còn vài phút cho đến khi các tên lửa được dự đoán là sẽ bắn trúng mục tiêu của họ, Petrov phải quyết định có nên báo cáo cuộc tấn công có khả năng gây ra một cuộc tấn công trả đũa nhanh chóng hay không.

Theo cả trực giác và giả định rằng một cuộc tấn công đầu tiên thực sự sẽ có nhiều hơn 5 tên lửa, ông quyết định báo cáo là một sự cố, một báo động giả. Nội dung báo cáo: Vệ tinh đã đọc nhầm ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các đám mây như một vụ phóng tên lửa.

Petrov đã nhận được phần thưởng của mình vào năm 2017 - một phần thưởng phù hợp, hy vọng, dành cho một người đàn ông đã cứu hàng triệu mạng sống - nhưng có hai lý do để suy nghĩ về lựa chọn của ông lúc đó.

Đầu tiên chỉ đơn giản là để được nhắc nhở rằng thế giới đã may mắn như thế nào khi thoát khỏi một cuộc  chiến tranh hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, khi những vụ suýt xảy ra không chỉ trong những thời điểm tối đa như khủng hoảng tên lửa Cuba mà còn do sự ngẫu nhiên, trùng hợp và sai lầm. Nếu có một con đường dẫn đến chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ này, nó có thể sẽ có một loại tình huống bất ngờ và tai nạn tương tự.

Nhưng cũng đáng xem xét chính xác điều gì đã khiến vị trí của những người như ông Petrov trở nên quan trọng như vậy. Ông phải quyết định xem có nên leo thang căng thẳng trong một tình huống đe dọa như vậy không và, nếu không leo thang  căng thẳng, phe quân đội nơi ông phục vụ có khả năng phải nhận thất bại.  Kinh nghiệm cụ thể của ông Petrov chứng minh cho một học thuyết chung cho các cuộc đối đầu giữa các cường quốc vũ trang hạt nhân: Thường thì tốt hơn là tự kiềm chế bản thân hơn là hạn chế sự lựa chọn của kẻ thù, đẩy đối phương tới một quyết định đầy cam go giữa leo thang và thất bại.

Trở lại với cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt giữa Nga và Ukraine ngày nay, đầu tiên ngay cả bạn tin rằng Mỹ nên mở rộng đảm bảo an ninh cho Ukraine trước cuộc tấn công của Nga, nhưng khi cuộc chiến đã bắt đầu, các bên buộc phải tuân theo những ranh giới mà họ đã vạch ra từ trước.

Làm thế nào để ngăn chiến sự Ukraine trở thành một cuộc chiến tranh hạt nhân? - Ảnh 2.

Một binh sĩ Ukraine bảo vệ vị trí của mình ở Mariupol, Ukraine ngày 12/3. Ảnh AP

Điều đó có nghĩa là để hỗ trợ Ukraine hay bảo vệ bất kỳ đồng minh NATO nào, các biện pháp trừng phạt và tài trợ vũ khí là lựa chọn chấp nhận được, còn giải pháp áp vùng cấm bay sẽ  buộc Mỹ hoặc NATO phải bắn phát súng đầu tiên chống lại người Nga.

Thứ hai, điều này vô cùng nguy hiểm đối với Mỹ khi các quan chức nước này le lói những ý tưởng thay đổi chế độ ở Moscow. Ví dụ như Lindsey Graham, R-S.C.đã kêu gọi loại bỏ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nếu Mỹ khiến Nga-nước có vũ khí hạt nhân tin rằng chiến lược của Mỹ đe dọa đến nền chính trị của Nga thì chính là Mỹ đang đẩy Nga đến với những quyết định liều lĩnh hơn và ít lựa chọn hơn.

Thứ ba, tỷ lệ xảy ra chiến tranh hạt nhân ngày nay có thể cao hơn so với thời Liên Xô, bởi vì Nga yếu hơn nhiều so với Liên Xô trước đó. Liên Xô chỉ đơn giản là có nhiều cơ sở để từ bỏ trong một cuộc chiến tranh quy ước trước khi thất bại xuất hiện- đó cũng có thể là lý do tại sao chiến lược hiện tại của Nga ngày càng ưu tiên vũ khí hạt nhân trong trường hợp rút lui trong chiến tranh thông thường.

Trong quá khứ, phương Tây đã cực kỳ cẩn thận về việc leo thang trực tiếp với Liên Xô ở trên các mặt trận như Hungary, Tiệp Khắc hoặc Afghanistan và kết quả là chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh mà không có chiến tranh hạt nhân. 

Bây giờ leo thang chống lại một đối thủ yếu hơn, nếu bị dồn vào chân tường, sẽ là một nấm mồ chôn chính Phương Tây. 

Như vậy, trong trường hợp này, thảm họa hạt nhân không phải chỉ do mình Nga quyết định, một cuộc chiến tranh ủy thác, hay sự vượt qua giới hạn của nhau là những ngòi nổ dẫn đến nguy cơ diệt vọng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem