Làn sóng sa thải công nghệ lớn đã tấn công Đông Nam Á
Làn sóng sa thải công nghệ lớn đã tấn công Đông Nam Á
Huỳnh Dũng
Thứ năm, ngày 15/12/2022 18:17 PM (GMT+7)
Sa thải công nghệ ở Đông Nam Á gia tăng khi các công ty khởi nghiệp thua lỗ tìm cách xoay sở. Và từ lời mời làm việc bị hủy bỏ đến sa thải hàng loạt khu vực: Bối cảnh tài năng công nghệ Đông Nam Á là một mớ hỗn độn.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trải qua một loạt vụ sa thải hàng loạt đáng lo ngại, và cuộc khủng hoảng tài năng công nghệ tiếp tục đe dọa hoạt động kinh doanh của họ. Mặc dù tình trạng thiếu hụt nhân tài luôn xảy ra do quá trình số hóa nhanh chóng của khu vực, và các yếu tố khác, nhưng việc sa thải nhân công lại xuất phát từ suy thoái kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay cũng như các vấn đề liên quan khác nhau.
Nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ đang quay cuồng với việc giảm đầu tư từ các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) và đang tổ chức lại hoạt động kinh doanh của họ để đối phó với dòng tiền không đủ. Xu hướng thuê nhiều nhân viên vì có nhiều vốn vào năm ngoái đã chuyển sang duy trì một đội ngũ tinh gọn hơn tại nơi làm việc do nguồn vốn không còn đủ.
Các yếu tố khác góp phần vào việc sa thải nhân viên trong khu vực bao gồm chi phí hoạt động tăng do lãi suất cao và chi phí năng lượng tăng. Hơn nữa, những thách thức pháp lý và quy định, chẳng hạn như ở Trung Quốc, đã gây ra sự đàn áp đối với các doanh nghiệp công nghệ, do đó cản trở đầu tư vào Châu Á-Thái Bình Dương (APAC). Những vấn đề này, cộng với sự không chắc chắn trên thị trường, có nghĩa là các công ty VC đang trì hoãn việc đầu tư đáng kể cho đến khi có triển vọng kinh tế tích cực.
Việc sa thải nhân viên công nghệ đang gia tăng ở Đông Nam Á trong năm nay. GoTo Group, Glints và Carousell là những công ty gần đây nhất cắt giảm quy mô nhân sự trong vòng 30 ngày qua. Ở đây, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á đã sa thải nhiều nhân viên trong năm nay, khi những "cơn gió ngược" từ kinh tế vĩ mô làm gia tăng thua lỗ.
Tuần trước, công ty thị trường trực tuyến Carousell đã thông báo rằng họ sẽ sa thải khoảng 10% số lượng nhân viên của mình - tương đương khoảng 110 vị trí. Vào tháng 11, Tập đoàn GoTo của Indonesia- hợp nhất giữa gã khổng lồ gọi xe Gojek và thị trường thương mại điện tử Tokopedia đã cắt giảm 1.300 việc làm, tương đương khoảng 12% số lượng nhân viên. Cả hai công ty đều trích dẫn các điều kiện kinh tế vĩ mô đầy thách thức.
Thậm chí, Sea Group và các công ty khác trong khu vực cũng tích cực thu hẹp quy mô nhân sự. Sea Group, theo truyền thông địa phương đã sa thải hơn 7.000 nhân viên trong sáu tháng qua.
Sea Limited, chủ sở hữu của trang thương mại điện tử Shopee có trụ sở tại Singapore, đã thông báo rằng họ đã và đang cắt giảm việc làm cho các nhóm của mình ở nhiều quốc gia khác nhau. CNBC báo cáo rằng, Sea Ltd đã trích dẫn sự không chắc chắn về kinh tế, và nhu cầu hợp lý hóa hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả hoạt động là lý do sa thải nhân viên của mình. Hơn nữa, Shopee đã hủy bỏ các lời mời làm việc cho những người được tuyển dụng vì phải đối mặt với thua lỗ và cần tập trung vào các nguồn lực của mình.
"Những người sáng lập đang thận trọng bằng cách quản lý chi phí trong môi trường này để đảm bảo có đủ năng lực ổn định cho đến cuối năm mục tiêu 2024", Jia Jih Chai, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty tổng hợp thương hiệu thương mại điện tử Rainforest có trụ sở tại Singapore, nói với Đài CNBC. Chai trước đây là phó chủ tịch cấp cao của Carousell và là giám đốc điều hành của Airbnb.
"Có những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào suy thoái, nếu chúng ta chưa ở trong đó. Do đó, nhu cầu của khách hàng có thể sẽ chậm hơn vào năm 2023", Chai nói thêm.
Trong một ghi chú cho nhân viên của Carousell, Giám đốc điều hành Quek Siu Rui thừa nhận "những sai lầm nghiêm trọng" đã được thực hiện. Anh ấy nói rằng anh ấy "quá lạc quan" về sự phục hồi của thời khắc hậu Covid-19, và đánh giá thấp tác động của việc phát triển đội ngũ của mình quá nhanh.
Quek cho biết: "Thực tế là chúng tôi đã nhanh chóng tăng chi phí và thuê nhân công, nhưng việc thu hồi lại mất nhiều thời gian hơn dự kiến", đồng thời cho biết thêm rằng đã có các biện pháp cắt giảm chi phí trong vài tháng qua và ban lãnh đạo của Carousell sẽ tự nguyện cắt giảm lương.
Carousell đã công bố mức tăng trưởng doanh thu chậm hơn 21% vào năm 2021 ở mức 49,5 triệu đô la, so với mức tăng gấp ba lần doanh thu vào năm 2020. Trong khi đó, GoTo chứng kiến khoản lỗ tăng vọt từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á phần lớn vẫn chưa có lãi, với những cái tên như Sea Group và Grab đang lỗ hàng tỷ USD mỗi năm. Các nhà đầu tư hiện tại của công ty cũng đang tích cực tư vấn cho những người sáng lập rằng cần chuẩn bị cho "mùa đông ảm đạm", Jussi Salovaara, đồng sáng lập và đối tác quản lý của Antler cho châu Á, nói với Đài CNBC. Ông nói, các nhà đầu tư mạo hiểm đang thúc đẩy các nhà sáng lập cần có một "đường băng phát triển ổn định" dài hơi hơn trong những năm kế tiếp. Jussi Salovaara nói: "Chúng tôi nói với những người sáng lập rằng, họ cần chuẩn bị cẩn thận vì năm tới sẽ không dễ dàng hơn năm nay".
"Những công ty này có thể đang hoạt động tốt. Họ vẫn có một số tăng trưởng. Họ có thể gần đạt được lợi nhuận, nhưng họ cần đảm bảo rằng họ bền vững cho tương lai," Jussi Salovaara nói thêm. Ông còn cho biết các công ty công nghệ mới chỉ bắt đầu sa thải nhân viên.
Trên toàn cầu, các công ty công nghệ đã và đang tiến hành sa thải hàng loạt, đặc biệt là những gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Ví dụ, Meta cắt giảm khoảng 11.000 việc làm trong khi Microsoft báo cáo đã sa thải ít hơn 1.000 người do tăng trưởng kinh doanh chậm lại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.