Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc (Kỳ 2): Tiềm năng lớn để phát triển du lịch
Văn Ngọc
Thứ tư, ngày 02/06/2021 07:03 AM (GMT+7)
Với khung cảnh nên thơ, khí hậu mát mẻ, nét cổ xưa của của những ngôi nhà cổ người đồng bào dân tộc Mông thì vẫn còn nguyên vẹn. Tập quán, tập tục sinh hoạt của đồng bào Mông ở trên đó là vẫn được lưu giữ. Chính vì vậy Bản Tà Số có tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng.
Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc (Kỳ 2): Tiềm năng lớn để phát triển du lịch
Tiềm năng lớn để phát triển du lịch
Tập quán, tập tục sinh hoạt của đồng bào Mông vẫn được lưu giữ. Chính vì vậy Bản Tà Số có tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng.
Hiểu được vấn đề trên, nên ngay từ khi xác định chủ trương làm du lịch phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã chọn phương án chậm mà chắc. Chậm ở đây là không làm quảng cáo, kêu gọi du lịch một cách rầm rộ, quy mô, đồng thời siết quản lý đối với du khách đến với Hang Táu nói riêng và Tà Số nói chung.
17 nếp nhà này được xây dựng theo đúng truyền thống của đồng bào Mông. Hiện nay không có người ở, nhưng nhiều năm nay, nó vẫn được người dân trong bản giữ lại, dù đôi khi chỉ để làm nơi nghỉ tạm những buổi lên nương, vào rẫy, chăn thả gia súc. Đó là kết quả của quá trình tuyên truyền, vận động người dân của chính quyền địa phương. Đây không chỉ là để gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền, mà còn là "vốn quý" để làm du lịch được bền vững.
Một khi du lịch đã phát triển được một cách bền vững, thì chính những giá trị truyền thống ngoài là điểm hút du khách cũng sẽ có điều kiện để mang lại giá trị làm kinh tế tốt hơn.
Những tấm khăn hay bộ váy truyền thống của phụ nữ Mông được tạo nên hoàn toàn thủ công, qua bàn tay khéo léo. Trước đây, những người phụ nữ ở Tà Số chủ yếu thêu thùa để phục vụ nhu cầu trong gia đình, nhưng hiện nay, khi du lịch đến với nơi đây, những sản phẩm độc đáo này cũng đã mang đến thu nhập không nhỏ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.