"Lão Đại" Tan Tong Meng và thời kỳ băng đảng kinh hoàng ở Singapore

Trung Hiếu Thứ năm, ngày 12/01/2023 20:30 PM (GMT+7)
Singapore những thậm niên 60 của thế kỷ trước là một thời kỳ băng đảng hoành hành với những vụ thanh trừ đẫm máu diễn ra như cơm bữa. "Lão Đại" Tan Tong Meng chính là một trong những nhân vật máu mặt nhất giai đoạn đó...
Bình luận 0

Vào một buổi sáng tháng 10/1969, cảnh sát Singapore đã tìm thấy một thi thể người đàn ông vứt trong cống thoát nước. Ông ta bị đâm chết trong vụ giết người gây rúng động đất nước thời bấy giờ.

Sau hơn 50 năm chạy trốn, Tan Tong Meng, thủ phạm sát hại người đàn ông trên, một trong những tên tội phạm bị săn lùng gắt gao nhất, đã chết vì một cơn đau tim ở Đan Mạch vào tháng 4/2020.

Cái chết của một trong những tên cầm đầu băng đảng khét tiếng nhất Singapore và ký ức về vụ giết người năm 1969 đã làm sống ký ức về một thời rất khác của đảo quốc này. Những người trẻ tuổi dường như không biết gì về quá khứ của một trong những thành phố được xem là an toàn nhất thế giới hiện nay.

Bị truy nã gắt gao nhất

Ngày 24/10/1969, Tan cùng một số thành viên băng đảng của mình tấn công và giết chết Lam Cheng Siew, thành viên chủ chốt trong băng đảng đối thủ của Tan. Ông ta trốn sang Amsterdam, Hà Lan với sự hỗ trợ của băng đảng Sea Tong.

Tan trở thành tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất Singapore. Chính quyền từng treo thưởng 2.000 đô la Singapore cho ai cung cấp thông tin bắt giữ ông ta. Tại Amsterdam, Tan giám sát hoạt động buôn bán chất kích thích bất hợp pháp.

"Lão Đại" Tan Tong Meng và thời kỳ băng đảng kinh hoàng ở Singapore - Ảnh 1.

Hiện trường vụ giết người vì tranh chấp băng đảng ở Singapore vào năm 1969. Ảnh: Singapore Press Holdings.

Tại Hà Lan, ông cũng trở thành thành viên sáng lập tổ chức ma túy Ak Kong khét tiếng ở Amsterdam. Băng đảng do Tan điều hành soán ngôi băng đảng khét tiếng 14K của Hong Kong, trở thành tổ chức buôn lậu ma túy lớn nhất Amsterdam.

Vào những năm 1980, Tan từ bỏ quyền lực ở băng đảng Ak Kong và chuyển đến Copenhagen, Đan Mạch. Tại đây, Tan mở một nhà hàng Bali và kết hôn với người phụ nữ địa phương, trước khi qua đời sau một bữa tiệc.

Tan chết ở tuổi 72, ông ta thường được gọi là Roland Tan, hay bí danh “Lão Đại”, hoặc “Cậu bé Hải Nam".

Thành viên gia đình Tan và cảnh sát Singapore, Hà Lan và Đan Mạch đều từ chối bình luận về cái chết của ông ta.

Cái chết của Tan tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Dù được yêu thích hay chửi rủa, Tan đã thu hút sự chú ý ở quê nhà.

“Wow, tài năng tuyệt vời như vậy là số 1 ở Singapore”, một người tên James Chan bình luận trên bài đăng về cái chết của ông ta vào ngày 10/5 của tờ Straits Times được chia sẻ lên Facebook.

“Thôi, cho xin. Loại danh tiếng này không cần, không có gì để tự hào về nó”, một người dùng mạng xã hội tên Elliot Koh nói. Nhiều độc giả dường như không biết về sự tồn tại của tội phạm có tổ chức ở đất nước Singapore.

“Singapore từng có các băng đảng hay sao?”, một bình luận bày tỏ sự ngạc nhiên trên Facebook.

Một thời 'ít ai còn nhớ' của Singapore

Nhưng đối với những người lớn tuổi ở Singapore, họ chắc chắn không thể quên thời kỳ các băng đảng tội phạm hoành hành tại Singapore, trong những năm trước khi hòn đảo giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1965.

“Khi tôi còn trẻ, tôi đã chứng kiến những tay anh chị đi vòng quanh các gian hàng bán rong để thu tiền bảo kê. Chúng ta đừng coi đất nước an toàn, sạch bóng mafia chúng ta đang có là điều được ban sẵn”, tài khoản Wilfred Lee bình luận.

"Lão Đại" Tan Tong Meng và thời kỳ băng đảng kinh hoàng ở Singapore - Ảnh 2.

Trùm băng đảng Tan đã trốn sự trừng trị của pháp luật trong 50 năm. Ảnh: Facebook/JEFFREY TYK SCORPION TAN.

Các băng đảng ở Singapore thường bắt nguồn từ những cộng đồng bí mật được thành lập bởi người Hoa định cư ở Đông Nam Á vào những năm 1800, Jean Abshire, một học giả tại Mỹ, tác giả cuốn sách “Lịch sử Singapore” cho biết.

Các băng đảng liên quan đến buôn bán người, mại dâm và buôn lậu ma túy vẫn còn phát triển mạnh ở Singapore sau khi nước này giành được độc lập từ Anh. Tuy nhiên, những cuộc truy quét gắt gao của cảnh sát nước này vào thập niên 1990 đã xóa bỏ tội phạm có tổ chức.

Một số phạm nhân trẻ tuổi vẫn có tâm lý tôn sùng các băng đảng hùng mạnh trong quá khứ, theo một nghiên cứu vào năm 2015.

Lionel de Souza, cựu sĩ quan cảnh sát, người đã điều tra Tan và các thành viên băng đảng khác, nói rằng bọn tội phạm không nên được tôn vinh.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem