Lễ hội Khai hạ
-
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là nét văn hóa đặc sắc của người Mường, niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
-
Ngày 17/2 (tức mùng 8 Tết Giáp Thìn), tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của người Mường Hòa Bình và là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
-
Sáng 17/2 ( mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
-
Sáng 17/2 ( mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
-
Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đổ về sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình để tham quan, vui chơi trước ngày khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
-
Mồng 7 tháng giêng hằng năm, người dân phường Quảng Long (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tổ chức Lễ hội Khai Hạ. Đây là lễ hội có truyền thống từ thời Trịnh - Nguyễn, nổi tiếng hai bờ sông Gianh nên bà con thường truyền nhau rằng: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày mồng 7 về coi cướp cù".
-
Hàng chục trai làng khỏe mạnh lao vào tranh nhau quả cầu trong Lễ hội Khai Hạ của người dân phường Quảng Long (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Lễ hội này thể hiện tín ngưỡng cầu may nhân dịp đầu xuân năm mới của bà con nơi đây.
-
Vừa qua, Bộ VHTTDL vừa quyết định công bố Lễ hội Khai hạ và lịch Đoi (lịch Tre) của người Mường vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự kiện văn hóa mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, du lịch của người dân xứ Mường Hòa Bình.